Luận về chữ Hữu của nhà Phật

 

Jenny Hoang

10-04-01

 

Một bạn tôi gủi cho 3 chữ “Hữu nhu Vân”từ một bức hoành phi, và nhờ phiên giảng. Tôi không biết nội dung cả bức hoành phi ra sao, dùng vào việc gì và nguời viết có phải là nguời sống theo giáo lý Phật không? Tuy nhiên tôi hiểu triết lý Phật Giáo Đại Thừa thì tôi cứ xin giảng theo triết lý đó.

 

Vấn đề đuợc đặt ra là:

 

Một vài chữ ngắn không đầu không đuôi lại không cho biết xuất xứ, không biết nguời viết và lập truờng của nguời viết, giảng ra rất khó. Tuy nhiên khi nói đến chữ “hữu” thì nguời ta không thể không nghi ngay đến Phật Giáo. Lại nữa giáo lý Đại Thừa khẳng định Duyên sanh nhu Huyễn thì lại hợp với cụm từ “nhu Vân” lắm. Vì thế cho nên tôi mạo muội khai triển cho rộng thêm ý nghia của câu : Hữu nhu Vân” theo ý của Tâm Kinh Bát Nhã

Chữ Mây thì dễ rồi, thông thuờng nguời ta nhắc đến “mây nổi” tức phù vân để chỉ tính cách vô thuờng của nó. Mây, hay bất cứ sự sự, vật vật gì, vô hình hay hữu hình, vô tình hay hữu tình, hoặc ở trong thân ta, hoặc ở trong tâm ta. hoặc ở ngoài ta, ở xa, ở gần, hoặc ở trong nguời khác, hoặc ở ngoài nguời hay vật khác, cung đều do nhiều duyên sinh ra và tuỳ theo những nhân duyên ấy mà thành ra quả. Sau phần định nghia của chữ Hữu, chúng ta sẽ tham khảo về những đặc tính của “phù vân”, nói chung là các hiện tuợng trong vụ trụ luôn luôn biến hiện thêm bớt trong thời gian và không gian.

 

Định nghia chữ Hữu.

Chữ hữu này giống nhu chữ hữu trong “ hiện hữu” tựa nhu khi ta nói “có mặt”, nhung lại thay đổi, biến dạng và không có tự tánh nên “có mặt” mà cung nhu “không có mặt.” Do đó mà cung nhu không mà thôi. Ta sẽ có dịp nói đến cái “Vô” này sau.

Chữ  Hữu này không nên nghi đến hữu là tay phải, hay hữu là bạn bè, hay nhu trong cố- hữu, hữu- xạ- tự- nhiên- huong, chữ hữu cuối cùng này cung có nghia là có nhung mà hạn hẹp là có nhu sở hữu thôi. Lại nữa, chúng ta cung không nên nhầm cái có này với “vật chất’” hay nhu “của cải”, ruộng đất, tiền , nữ trang, thậm chí con cái, hay thẻ tuỳ thân, hay giấy thông hành v.v...tức cung là cái vật sở hữu  do mình làm ra hay sinh ra, ít nhiều gì gói gém trong danh từ “của ta”. Cái của ta này trong giáo lý Phật rộng lớn lắm, nó miên man vô cùng, và phần tâm lý nằm trọn trong đó. Cái tâm của ta này mới là cái thực sự gây phiền não cho ta . Hiện tuợng vạn pháp thì vô tình nhung cái tâm chủ quan của ta thì khoác lên nó đủ thứ, và móc nối tâm ấy với đủ thứ khác và tâm khác. Chắc các bạn còn nhớ câu chuyện “ Cờ bay hay gió bay”? của nhà thiền thủa xua ? Tôi xin phép nhắc lại một cách giản dị hon ở đây cho bạn nào muốn nghe một lần nữa.

Có một cột cờ cao giữa sân, cờ bay phất phới.

Thầy hỏi trò: “ Cái gì bay”

Trò đáp: “Dạ cờ bay”

Thầy bảo: “Không phải”

Trò thua: “Dạ thua thầy gió bay”

Thầy cuời: :” Nghe đây : Tâm bay!!”

Tôi thích câu chuyện này lắm vì nó đã đánh dấu một buớc quẹo rõ ràng và sáng trong trên con đuờng học Đạo của tôi. Từ ngày đó tôi thiền quán nhẹ nhàng dễ dãi, lại có kết quả ngon lành hon truớc chỉ vì tôi đã cho cái óc hối hả, muốn tới đích của tôi nghỉ luôn, và để cho cái Tâm của tôi... học.

Nói tóm lại Hữu là vạn pháp, ở ngoài thì có vu trụ bao la, núi sông cây cỏ, thuợng cầm hạ thú, sở hữu, năng hữu từ toà nhà 25 tầng cho đến sợi tóc trên đầu, ở trong thì từ 6 thức nhìn, nghe, ngửi nếm cảm thọ, kiến thức, tu tuởng dù cao siêu đến đâu cung đều là Hữu. Ngoại Giới và Nội Tâm là môi truờng của Hữu,  Hữu vừa là sự có mặt của vạn pháp vừa chính là vạn pháp ấy.

Sở di vì đâu mà ta nói đuợc Hữu nhu Vân hay Vạn pháp nhu Phù vân ? Chúng ta đã biết tính cách của Mây là không nhu nhất, thoạt tiên chỉ là nuớc, nắng lên thành mây, gặp gió thì tan hợp, hợp tan không chừng, có khí lạnh lại thành nuớc, vậy mây là nuớc, là nắng, là gió, là khí lạnh, cái gì là thật Mây?

Hữu cung có thể đuợc phân tích nhu vậy. Những sự sự vật vật kể trên mà ta gọi là VạnPháp sẽ luân hồi trong vô thuờng và cho ta thấy chúng mang 2 đặc tính quan trọng nhất là biến dạng và không có tự tánh. Hai  đặc tính  này sở di có, là vì nhờ nhiều duyên họp nhau l mà sanh ra.

 

Thay đổi vì duyên sanh.  Sự thay đổi này mang nhiều mầu sắc, lâu mau, nhiều ít không chừng, tuỳ theo duyên. Sông núi, đại duong, nhiểu tu tuởng, nhiều tình cảm lúc mới suy nghi thấy duờng nhu bất biến, nhung đó chỉ vì một kiếp ta quá chóng qua. Hằng hà sa số sao trên Ngân hà, hay một bức tranh quý độc nhất trên đời cung theo thời gian mà thay đổi về dạng, về tính, về phẩm, về luợng. Nhờ có thay đổi mà thế gian này mới tồn tại đuợc nhu ngày nay.

Nguời xua có câu : bạn không thể nào rửa chân hai lần trên một con sông. Vì khi trở lại thì nuớc cu đã chảy đi  rồi. Nhung cung nhờ nuớc sông luôn trôi chảy mà con Sông sống còn đuợc với mọi thiên tai nhu hạn hán và các côn trùng và vi trùng duới nuớc.  Có bạn viết cho tôi, nhắc đến hai chữ bất biến trong tình yêu, và công đức của mẹ cha, bạn ấy viết rằng: “ Tổ tiên của chúng ta đã chết, nhung di sản tinh thần của *Công nhu Son, Đức nhu Hải* vẫn tồn tại mãi mãi cho các đời sau kế thừa và phát huy theo thời đại mới”. Tôi mạn phép đã trả lời  nguời bạn của chúng ta rằng:

“Tình yêu mẹ tôi cho tôi lúc nguời còn sống ví nhu một trái soài đi. Bây giờ nguời mất rồi,

soài không còn mà nguời cho soài cung không còn. Nhung tình mẹ cho tôi nhu thế nào, tôi còn nhớ, đó là điểm thứ nhất, Ký ức và kinh nghiệm trực tiếp về tình yêu đó còn chi phối tôi cho đến hết đời, luân chuyển ảnh huởng đến đời con cháu tôi. một cách riêng. Đó là điểm thứ hai.

Về điểm thứ nhất, khi mẹ tôi mất thì trái soài đã mất đi hai duyên lớn, một là mẹ tôi ,hai là thời gian và không gian làm nên thời điểm đó. Tình yêu mẹ tôi cho tôi chỉ còn trong tôi nhu một kỷ niệm đến từ ký ức tôi. Nó trở thành tôi và lệ thuộc vào những co duyên mới khác mà tôi hoặc ý thức hay vô ý thức sẽ tạo ra, để sinh sôi nẩy nở hay tàn lụi đi.

Tôi có kỷ niệm và kinh nghiệm sống về tinh yêu thuong của mẹ, tôi muốn nuôi duỡng nó cách nào trong tôi là tuỳ ở tôi. Tình yêu đó nay đã biến dạng nhung may mắn đã thở thành tâm hiền của tôi. Nhờ học đạo mà tôi biết dùng những cái “di sản” đó. Bạn tôi đã lẫn lộn nhân với quả.  Công đức của tổ tiên là nhân, vào đến con cháu là quả, quả thêm duyên vào lại thành ra nhân khác để cho quả đời sau. Khi tổ tiên ta mất đi, ta nhận những di sản đó là của ta, và ta phụ công lực ta vào đó, nó trở thành của ta, duyên chính của nó nay là “ta” vì ta là nguời sẽ tạo nhân tiếp hiện cần thiết để thành quả cho con cháu ta. Chứng cớ là có nền văn hoá lớn đã tàn theo thời gian, nhu La Mã, sức mạnh vu bão một thời của dân Mông cổ đã mất, quân phiệt không thành công và độc tài phát xít phải sụp đổ. Trái lại tình yêu, tình bạn, lòng hiếu, công đức là những kinh nghiệm hạnh phúc trong nhân văn, chúng là thức ăn tinh thần và tình cảm nuôi duỡng con nguời nên ai ai cung nỗ lực tạo duyên cho chúng, nên nó tồn tại mãi. Tồn tại mà biến đổi theo thời gian và địa điểm không ngừng nhu một hiện tuợng vật lý hay tâm lý.

Điểm thứ  hai tôi muốn nói đén là sự tồn tại này, sự tham gia tích cực của nguời đến sau trong việc bảo tồn di sản tổ tiên. Nếu không thì sự có mặt của chúng ta vô nghia. Chúng ta tạo duyên khi nhận cái di sản ấy và tiếp sức theo, để tiếp hiện nó, có thể làm phát triển nó nhiều lần hon.  Đó là trách nhiệm trong sự lựa chọn tự do của mỗi nguời, trách nhiệm đối với tổ tiên, đoàn thể, dân tộc và loài nguời.  Di sản đó đã thay đổi biến hiện mỗi lần trao tay.

Khi tôi xem Thế Vận Hội về môn chạy đua tiếp sức tôi chứng nghiệm đuợc điều đó rõ ràng. Một nguời chạy tới rồi đua ống thu cho một nguời khác, khi nguời kia cầm lấy ống thu đó thì rõ ràng đã có một thay đổi xẩy ra: trách nhiệm chủ động và thành quả đã thay đổi theo mức tốc độ của nguời thứ hai này. Còn cái ống quyển đó thì có thay đổi không? xin thua rằng có. Mục đích của cái ống là đến đích truớc những cái khác. Mỗi khi cái ống chuyền tay, là nó tuỳ thuộc năng tính và mục đích thể hiện vào tốc độ của nguời cầm nó. Nói cách khác, duyên đã thay đổi thì hiện tuợng và quả thay đổi theo.

Công đức của tổ tiên có thể nói là còn, nhung không còn nhu một cái vật bất biến ta cất vào trong tủ đuợc. Thứ nhất là vì ngay từ đầu nó đã không có một thực thể nhất định, chỉ nhờ duyên mà thành; chính tôi là một duyên phụ quan trọng bậc nhất của tình mẹ con này. Sau khi mẹ tôi mất đi thì duyên chính mất theo, tôi nay trở thành duyên chính cho tình cảm của tôi trao các con tôi và trong ký ức tôi, tình yêu của mẹ ngày xua đã biến năng trở thành một động lực cho tôi thể hiện hay tiếp hiện tình yêu đó qua các con tôi nói riêng và cho tất cả nói chung

 Khi tôi trao tình thuong cho con tôi, có thể nó đã thành một quả chuối. Chuối là quả mới  cho con tôi nhu là soài truớc là quả đã cho tôi. Chuối không phải là soài, nhung soài đã ở trong chuối. Nếu không có soài là tình thuong của mẹ tôi cho tôi, thì tôi không có chuối là tình thuong tôi đang cho các con tôi đây. Trong môt dịp khác tôi mong đuợc nói thêm vể mối liên hệ theo đuờng mắt luới này. Chúng ta tất cả là họ hàng với nhau. Cái này có là vì cái kia có.” Giảng ra thật là khó, hèn chi các bực tiền bối không nói gì cả mà chỉ mỉm miệng cuời, tôi chót lên tíêng thành sẽ mắc tội lắm lời.

Nay trở lại một đặc tính quan trọng nữa của vô thuờng, có lẽ là đặc tính quan trọng hon cả.

 

Không có tự tính cung là vì duyên sanh- Vì sanh ra bởi nhiều duyên họp lại nhu  a+b+c+d vân vân...đến khi a đi mất thì b+c+d bây giờ là bcd chứ không thể còn là abcd đuợc.. Rồi đến khi lại thêm duyên mới sanh ra b+c+d+e thì lại thành ra dạng khác bcde rồi. Ta lấy một thí dụ khác: Nhu hôm nay nấu một nồi canh cá chẳng hạn, cung công thức đó, cung thứ cá đó rau đó, nhung nồi cá hôm nay không thể nào là (=) nồi cá hôm qua đuợc, gọi là giống thì có thể, còn “y nhu là” thì một ngàn lần không. Chữ là (=)này phải hiểu là y trang 100%. Trên đây là nói về duyên sanh thì nhu thế, còn về tự tánh thì  cứ tiếp tục suy cứu theo duyên sanh sẽ thấy.

Nói về tự tính thì ta lại lấy thí dụ nồi canh cá lần nữa. Ta tạm gọi cái đó là canh cá. Thực ra có nhiều thứ khác ở trong đó : nào lửa, nào nuớc, nào mắm muối, tiêu, dầu... nên gọi là cá chua cho nó gọn mà thôi thực tính biết gọi nó là gì đây: là cả một hầm- bà- làng lung tung nhiều lắm, có cả bà nấu bếp ở trong đó, có cả ông đánh cá và bà trồng rau ở trong đó, có chất mặn chất cay, có huong hành huong ngò nữa chứ ! Suy mà thì thấy tất cả các chuyện khác trong thiên hạ cung đều nhu vậy, nghia là không có một cái gì tự nó sinh ra nó, với tên tuổi chính xác, nghia là với một thực thể nhất định. Cái danh hiệu ta gọi nó là ta đặt ra cho tiện và đồng ý nhau dùng nó, để dễ sống chung hoà bình mà thôi.

 

Kết luận

 

Về Hữu

Trong nội dung của bài viết này, ta chỉ nói đến một nghia của chữ Hữu trong câu ngắn : Hữu nhu Vân”. O đây, Hữu gồm cả ngoại vật và nội tâm. Ngoại vật gồm cả hữu tình và vô tình. Nội ngoại gồm cả động và bất động. Văn minh, văn hoá, chế độ, chủ nghia lại càng nằm ngon lành trong cái Hữu này, vì nó cung là sản phẩm của khốc óc con nguời. Nhu vậy những chữ nhu “vật chất”, “vật thể” hay “phi vật thể’ không định nghia đuợc đuợc chữ Hữu này. Vì khi nói đến cái Tâm, gồm cả tâm lý và tâm linh luôn, thì còn có cái gì trên đời này ra khỏi đuợc cái Hữu?

Nguời chấp ngã tin rằng cái “ta” là có thật và tồn tại mãi. Nguời chấp pháp tin là ngoại vật có thật và tồn tại mãi. Những nguời này hiểu chữ  Hữu là Có và có thật, có thuờng hằng.

Nguời chấp ngã thì chua hiểu đạo nên hay mắc phải chữ Hữu này. Cung gọi là Thuờng Kiến nghia là nhìn mọi sự vật nhu có thật và hiện hữu y nhu thế lâu dài, có vị lại còn gọi nó là bất biến. Nguời sống với cái Có, tự mình chạy đua với mình cho đến khi mệt lử, tuởng nhu các hiện tuợng đang thử thách và thuởng phạt mình nhung chính thực là mình đang bám riết lấy chúng. Đau khổ triền miên từ đấy mà sinh ra.

Tuởng Có là “thật” thì sẽ mắc phải bệnh hoang đuờng, mê tín quàng xiên, hay bị lôi cuốn vào đua chen, có khi thành ganh ghét rồi đi vào sân giận và chiến tranh, chỗ ăn phung phí chỗ đói khổ, chỗ giầu quá chỗ lại nghèo quá... Đó là thuyết chấp Hữu.

Phật nói Giáo lý của ngài là ngón tay chỉ mặt trăng vì ngón tay cung là Hữu. Đức Phật nói khi nào thấy mặt trăng rồi thì buông ngón tay ra, ý nói là khi hiểu rằng cái Có cung không hon gì cái Không, thì mới buông ra những chấp nhất về cái Ta và về cái “của ta” đuợc.

 

Nói thêm vềVô

Nếu Hữu là có, là thuờng hằng thì Vô trái với Hữu. Vô là không có thật gì hết, là không, là hết. Nguời học đạo đã biết cái Hữu nhung chua đi tới cùng thì có thể lại vuớng vào cái Vô này, nhà Phật gọi là Đoạn kiến. Đoạn kiến cung nguy hiểm nhu Thuờng kiến , đều là ở ngoài chính đạo.

Nguời tin rằng Có là Không, nên ngung ở đó, và sống theo, sóng hợp với cái không này thì lại mắc chứng tiêu cực hoặc chán đời. Không nói, không nghe, không nhìn, không nghi ngợi, ăn không thấy vị ngon, mặc không biết sắc đẹp, nhu thế là sống mà thành cành cây khô rồi, còn có gì là lợi mình lợi nguời chứ. Đó là thuyết chấp Vô.

Vì thế cho nên chấp có cung nguy hiểm nhu chấp không vậy. Nay ta muốn đi đến chỗ đạt đạo, tức gọi Trung Đạo thì nhất thiết phải  quan sát, kinh nghiệm và thông suốt cả hai giai đoạn đó, và vuợt qua cả Hữu và Vô thì tới Trung Đạo.

 

Trung Đạo

Thế nào là sống theo Trung Đạo?

Khi biết các pháp vô thuờng, và không có tự tính , vốn là vì do duyên sanh mà ra, thì tuy sống với cái Có mà coi nó nhu  tạm bợ, giả tạo. Cái vòng kim cuong đeo trên tay, nếu biết nó là vòng giả, thì liệu có còn ham quý nó lắm nữa không.? Nguời hiểu đạo biết vạn vật là vô thuờng, biết tâm cung duyên sanh nhu huyễn nên sống không lệ thuộc vào chúng, không bám víu vào cái khen chê, cái nhiều ít. Nhờ tri túc mà có an tâm, thản nhiên với ngày tháng. Tuy nhiên nhu thế vẫn chua đủ, vì còn dễ bị roi và Đoạn Kiến lắm.

Nguời đã hiểu biết lý thuyết Trung Đạo sống với vô thuờng mà dựa theo vô thuờng để thay đổi nghiệp báo, tạo duyên cho các chủng tử tốt nhu những thói quen lợi mình lợi nguời, điều động nhân quả theo huớng thiện để giúp đời và nguời, đó là một lối sống rất tỉnh thức. Nhờ có Vô thuờng mà ta có thể thay đổi những gì xấu thành tốt và những gì tốt rồi thì bỗi duỡng cho nó phát triển thêm lên.

Sống tỉnh thức yên bình đã là một hạnh phúc, nhung quan tâm đến nguời khác, làm cho họ đỡ khổ, hay vui  hon lên lại còn là một nguồn hạnh phúc lớn gấp bội. Nguồn vui này nhu một máy phát điện tự động làm tăng nghị lực và lòng yêu nguời yêu đời, đem lại sức sống trẻ và sống vui.  Sống vui nhu thế mà lại có an tâm, và biết đủ nữa thì thì lòng thênh thang vô cùng. Khinh an tự tại cứ theo đó mà đến thôi.

Đó là Niết Bàn Lộ của bậc Nhàn đạo Nhân sống với Trung đạo ngay ở cõi này. Tôi thấy chúng ta đã đuợc làm nguời, đã gặp đạo mà không học, không tu thì uổng quá!

Lẽ di nhiên cuộc đời dâu bể, đôi khi cung có lên xuống vấp ngã, nhung có ngã ta cung chống tay ở chỗ đó mà đứng dậy ngay. Có ngã cung không sợ. Chỉ vì đã có lòng tự tin một khi “biết” mọi mặt của chân lý rồi. Tôi khi lái xe đi qua quãng đuờng nào có cảnh sát chỉ đuờng tôi phục họ lắm. Có những con đuờng thật đông xe, mà họ bình tinh từ tốn nghiêm trang, phẩy chỗ này phất chỗ kia, huýt còi và ra hiệu không sai một mảy mai. Tôi thuờng nghi rằng mình sống ở đời, phải chi mà mình đối xử đuợc với tâm mình và ngoại cảnh cung nhu vậy nhỉ?

 

Jenny Hoang