Viết cho anh Lê Mạc Lân
Hai căn nhà ở Bạch
Mai thuê của ông Giang Kư bán thuốc lào trên chợ Đồng
Xuân , căn trệt th́ có sân bếp và khu phụ c̣n căn lầu
th́ chỉ có đến cầu thang lên gác là hết. Cửa
phía trước căn nhà gác này thường đóng kín, ra
vào phải đi bằng cửa căn trệt bên cạnh,
chỗ bán hàng có cửa thông sang.
Pḥng khách bên ấy thiết kế kiểu cổ,
đẹp nhă nhặn : có tủ chè, và
hai bộ ghế ngồi chơi. O giữa là bàn mặt
đá cổ với 4 ghế chạm trổ tinh vi, hai bên tường
mỗi bên lại có 2 ghế và 1 bàn nữa, ghế th́ quay lưng
vào tường c̣n bàn th́ kê giữa hai ghế, như kiểu
nhà bên tầu, nếu không có ǵ trịnh trọng lắm th́ thường
mời khách ngồi chơi thoải mái ở đó. Thay v́ sập gụ, nhà em có một bộ phản
nổi tiếng ở VN chỉ có ḿnh bố em có. Bộ
phản này dày 25 phân có hai tấm ráp lại làm một mỗi
tấm rộng 1m 25
và dài 3 m. Gỗ chở
từ rừng bên Lào về đánh bóng lên mầu nâu sáng, mát
như đá. Tất cả sự nghiệp của bố,
25 năm hiển hách một thời cho đến lúc thất
bại ê chề theo vụ khủng hoảng
kinh tế của những năm 1930-35, chỉ c̣n lại tấm
sập gỗ gụ vĩ đại có một không hai này
và một bộ tẩu hút thuốc phiện độc
đáo bằng pha lê. Tiền mặt, nhà cửa,
nữ trang bán sạch, không đủ trả nợ ngân
hàng. Những ấm chén trà tầu cổ
rất đắt tiền của bố sau này, em nghĩ là
đồ gia bảo của ông nội để lại.
Sau này, khi mẹ em đi buôn bán ỏ Mông Cáy mới
sắm thêm nhiều đồ sứ trung quốc và trang
hoàng nhà cửa thêm.
Trước đó, trong cảnh sa sút, đồ
dùng trong nhà như máy chữ, máy ảnh, đồ thờ,
đồ sứ và độc b́nh lớn nhỏ hương
hoả của ông nội phải bán đi dần dần mà
ăn. Lúc đó em c̣n bé quá không phải lo lắng ǵ, nhưng
thật tội nghiệp cho các anh các chị đang tuổi
thanh thiếu niên ăn học... và ham chơi.
Cũng may, khi mẹ em ra buôn bán, mấy chuyến đều
gặp đúng thời vận. Bà, chữ nghĩa đă
không có, kinh nghiệm thương trường cũng lại
không, thế mà chỉ v́ chồng đói con khát mà bà vượt
hết mọi sóng gió để lo đủ cho nhà 8, 9 miệng
ăn...như tầm ăn dâu vậy. Chị
Viết tiêu tiền của mẹ nhiều lắm, nói là vào
Sàig̣n để làm ăn mở một tiệm
bán bánh ngọt cà fê nhưng thực ra chỉ là để
đàm đúm ăn chơi. Mẹ nhờ bà chị,
em gọi bằng bác ruột vào trong Nam trông chừng hộ,
bà chịu không nổi lắc đầu mà ra về, c̣n mất
thêm một số tiền nữa để trả nợ
cho chị ấy. Tội cho mẹ, đến
khi mẹ hết việc về th́ lại sạch túi v́ có lời
bao nhiêu đă trút sạch cho chị không để dành cho
ḿnh được lấy một xu. Thế mà chuyện
ấy không ai dám đả động đến
. Hai bà, một bác một mẹ cắn răng mà chịu
v́ nói ra nhỡ con gái không lấy được chồng
th́ sao? Chị Lễ th́ hiền quá phải thôi học ở
nhà, anh Bút nghèo mà không than, anh Nghiên anh Mạc đang sức
lớn mà có đủ ăn đâu. Tội
nghiệp anh Nghiên và anh Mạc lắm anh ạ. Anh Nghiên th́
ít nói, lầm lầm ĺ ĺ chị Viết không bắt nạt
được vả lại anh ấy chăm học, chứ
anh Mạc th́ “lông bông “ nên bị chị
sai vặt và riếc móc tối ngày...Chị Viết tệ
với các em th́ chẳng trách làm ǵ nhưng tệ với mẹ,(
về sau này mẹ 80 tuổi mà vẫn tệ với mẹ)
th́ em không thể tha thứ. Tuy nhiên với em,
không tha thứ cũng chỉ là em không thân với thôi.
Mẹ cũng chết rồi, bỏ qua
đi, nhưng không thân với được. Anh có hiểu em không?
Anh Mạc th́
lúc nào cũng tưoi tỉnh và thương mẹ lắm,
mẹ thường nhắc rằng chỉ có anh Mạc là
hay thủ thỉ với mẹ, có một hôm anh nói với
mẹ rằng mẹ thích ăn mắm tôm chanh ớt với
thịt chân gị luộc th́ bao giờ mẹ chết ai
muốn làm giỗ mẹ to thế nào th́ to anh cũng mua
chân gị luộc và mắm tôm chanh ớt cúng mẹ. Mẹ em cứ nhắc đến
chuyện đó hoài
anh ơi! Ḷng mẹ bao la quá. Trên màn ảnh truyền
h́nh Mỹ có một thằng tài tử ca sĩ đẹp
trai mà mẹ hễ thấy nó là mẹ lại bảo ḱa thằng
Mạc ḱa! Cứ kể ra th́ anh ca sĩ này có
nét hơi giống anh Mạc thật. Anh có nhớ cái
cười chúm chím rất tươi của anh Mạc không.? Lại c̣n có tí má lúm đồng
tiền nữa chứ phải không? Khi
anh nhắc đến chuyện hai anh chia nhau cái bánh ḿ ở
cổng trường mà em muốn khóc đấy. Nhà nghèo, lại không có người lớn trông nom
sát, các anh đă có thể “hư hỏng” lắm chứ.
Hư hỏng nhiều mặt như đầu đường
xó chợ, cầu bơ cầu bất, hư hỏng cũng
có thể đầu
trộm đuôi cướp, vào tù ra khám, ś ke ma tuư. Em nói thế là v́ em cũng có thể hư hỏng
mà tại sao em lại không như thế?
Anh Bút th́
khỏi nói. lư tưởng của
anh ấy ít ai bằng rồi, anh Nghiên gầy rom, thiếu
ăn chứ ǵ, thế mà rất chịu khó học, anh Mạc
chỉ có hay đi chơi với bạn thôi nhưng em chẳng
thấy anh ấy “mất dạy” ở chỗ nào. Chị
Lễ th́ miễn bàn, chị Viết muốn làm ǵ nói ǵ chị cũng
ngồi yên, bà Lờ mà.
C̣n em, th́ càng bị đ̣n em càng thích học, em
càng khôn ra, và bám sát theo các anh. Chị Viết biết em thích
đi học v́ trường Chu Van An hồi đó cách mạng lắm,
và vui lắm, nên hễ chị
doạ “ngày mai bắt ở nhà! không cho
đi học nữa” là em hoảng, chị đánh thế
nào cũng chịu, đâu dám than.
Em bị đánh vô tội vạ,
bạ đâu đánh đấy tùy hứng và tùy tâm tư của
chị lên xuống bất thường. Em bị đặt vào những
trường hợp uất ức, bị hành hạ tâm
linh, khủng bố t́nh cảm cơ anh ạ! Có lần em
vào “chim non” hướng đạo ấy mà, phải mặc đồng
phục mầu mạ non. Mà chị Viết đưa em
đi may áo chọn mầu nâu và nhất định hôm sau bắt
em phải mặc đi, nếu không th́ phải đ̣n và bắt
ở nhà không cho đi chim non nữa. Em khóc cả
đêm, khi đi họp nh́n thấy ai cũng mặc đồng
phục cả, em tủi thân lại khóc rống lên. Một
con bé lên 8,9 tuổi chưa biết đời như
thế nào có thể tưởng như vậy là thường
t́nh chăng? Em
nói vậy là v́ em chỉ cảm thấy rất khổ thôi,
em không có phản ứng mà cũng không mang tâm hận thù, chỉ
thấy số phận ḿnh bị giới hạn quá đỗi
và buồn lắm. Mặt khác khi nghĩ đén các anh,
và nhất là anh Bút th́ em lại linh cảm được một
chân trời khác với tất cả những cái “đẹp”
bao la của
đời và người : em tin là t́nh yêu thương
đùm bọc, trí bất khuất, ḷng vị tha hy sinh và chia sẻ là một món quà bẩm sinh. Em chưa
bao giờ bị chị Viết hành hạ mà thấy chán chường
cả.
Đến khi măi về sau này được sống
ở một môi trường mà tự do và dân chủ thực
sự là bữa ăn hằng ngày, ở một môi trường
mà quyền lợi cũng như trách nhiệm cá nhân được
để lên trên hết mọi sự em mới bắt
đầu nh́n thấy căn bệnh của chị Viết.
Đây là một bệnh tâm lư, về sau này con
gái của chị cũng bị hệt như em vậy.
Nên nó thường có em an ủi vỗ về.
Ngày em c̣n nhỏ th́ em chẳng có ai cả, nhưng em can trường hơn nó. Em có hậu
thuẫn mạnh hơn nó. Tuy không biết mách bố , mẹ hay anh Bút nhưng em có thái độ
thản nhiên với một chí khí bất phục kín đáo
và thay v́ hư hỏng th́ em lại chăm học, và cứ
chạy theo các anh như cái đuôi. Các anh Nghiên Mạc vào
sân trong tập thể thao cử tạ, em cũng đ̣i làm
cho em 2 cái bao chè tầu đổ đầy cát vào đấy
làm 2 quả tạ nhỏ chơi. Về sau các anh tập ngắm,
tập bắn ( không phải súng thật
đâu nhỉ ) em cũng theo vào học xá xem. Nếu không có
các anh th́ em thuê xe đạp đi tập một ḿnh . Có hôm dám đi cả lên ô Cầu
Rền, gần 24 gian. Anh
hiểu là bây giờ em thương thầy và bạn Chu
văn An là có lư do chính đáng lắm. Hậu thuẫn có hạng đấy. Làm sao có thể “hư hỏng” được.
Trở lại gian nhà Bạch mai nhé: gian trong phía
pḥng khách là lối đi lên cầu thang, tuy là lối đi
lên cầu thang nhưng rộng thênh thang như một pḥng
lớn vậy.
Bố mẹ em lấy pḥng này làm pḥng học cho
các con, để 2 pḥng trên gác làm pḥng ngủ và bàn viết của
bố thôi. Bàn học của hai anh Nghiên và Mạc
là một cái bàn lớn rộng và khá dài ngày trước là
bàn vẽ của nhân viên khi bố c̣n làm thầu khoán kiến
trúc. Bàn có ngăn kéo đẹp lắm,
nhưng chỉ có hai ngăn kéo ở hai chỗ ngồi
thôi. Em thường chỉ “thèm” có một
cái ngăn kéo ngồi học như thế mà biết là có
xin cũng không được nên đành nín im, để bụng
cái thèm. O một góc khác trong pḥng có một cái bàn viết nhỏ
cũng có ngăn kéo, nhỏ thôi, và phía góc bên kia là một kệ
sách . Em được ngồi học ở cái bàn viết
nhỏ ấy nhưng thích nhất là được “leo
lên” ngồi cạnh các anh để mở ngăn kéo của
các anh ra nh́n vào : ở trong đó có nhiều
thứ lắm , nhiều mầu sắc, các loại thước
kẻ khác nhau, các thứ tẩy, keo dán, dao kéo xinh xinh đủ
loại. Khi các anh không có mặt ở nhà em không “được”
bén mảng gần đấy, đă phải hứa như
thế, không dám trái lời v́ khôn lắm, biết là mất tín nhiệm th́ sẽ bị
thiệt tḥi lớn.
Có một hồi chị Viết không ở nhà,
chị thuê nhà ở chỗ khác, cũng không thấy bố
mẹ nhắc đến, không biết có phải
văn hoá ḿnh như thế không? tốt
đẹp giơ ra, xấu xa đậy lại ấy mà?
Có một hồi lâu lắm ở nhà không có ai, bố xem sách
viết lách trên gác, anh Nghiên đi học, anh Mạc đi học
hay đi chơi, (về sau th́
anh đi lính?) chị Lễ bán hàng, mẹ cũng chạy tần
tảo, em đi học về lủi thủi... lên gác học
với bố, bố dạy em nhiều lắm, đọc
thơ, làm thơ, viết văn, làm tự điển, viết
chữ nho...khâu vá với chị Lễ , cắt tóc, bắt
chấy, ngồi chơi ỏ cửa hàng nh́n người
qua lại...
Buổi tối các anh về hay chơi đàn,
banjo hay mandoline, em cũng xà vào đ̣i các anh phải dạy.
Có hai ông anh ở bên cạnh th́ hai tính khác nhau, anh Nghiên th́ ít
nói quá, anh Mạc th́ ít khi ở nhà, hố sau này khi có sinh viên vào
học ở Học xá th́ nhộn nhịp hơn, buổi
chiều nào, nhà cũng đông, tối thức khuya nói chuyện
ào ào., nhất là nhà lại có hai cô thiếu nữ đến
tuổi cập kê đấy. Nhưng thuyền
trôi qua thôi, không đậu vào bến nào. Buồn.
Mối t́nh đầu của anh Nghiên cũng là
mối t́nh cuối của anh ấy và là mối t́nh độc
nhất, c̣n buồn hơn mối t́nh của anh Bút em kể cho anh nghe hôm trước cơ.
Có một gia đ́nh trong Thanh hoá, có hai cô con gái chơi thân với
các chị của em. Hai cô đều xinh đẹp
mỗi người một vẻ mặn mà có duyên. Cô em th́ sắc sảo
hon, anh Nghiên gặp cô em trước nhưng đến khi
biết cô chị th́ bị chinh phục hoàn toàn. Hai người yêu nhau. Không dè cô
em cũng yêu anh Nghiên tha thiết mới chết chứ.
V́ tất cả mấy anh chị em đều
chơi thân với nhau nên “khổ quá” là thế. Yêu mà vẫn phải xa, không yêu mà vẫn phải
nh́n mặt. Cô em chắc buồn lắm chứ, và anh
Nghiên và cô chị phải có mặc cảm tội lỗi ? Anh
Nghiên vào Thanh Hoá luôn và hai chị em cô kia (
đáng lẽ em phải gọi bằng chị ) hai chị
em chị Liên th́ lấy cớ đi buôn ra Hànội hoài. Em c̣n nhớ gần Tểt
chị Liên ngồi làm bánh quế, anh Nghiên ngồi bên cạnh,
hai người suốt đêm không ngủ. Có hôm chị ngồi đan áo, anh Nghiên ngồi bên
chỉ để tháo len cho chị đan. Tại sao em lại biết rơ thế nhỉ?
Một năm sau chị Liên mất
anh ạ. Rồi cũng không ai nhắc đến chị ấy
nữa và nhất là không ai nhắc đến hương
bánh quế và những lần ai đan áo trắng đêm cho
ai?
Em có rất ít kỷ niệm với
anh Nghiên. Nhưng
h́nh ảnh hai người ngồi bên bếp than hồng và
hương bánh quế thơm nức em
không thể nào quên. Em để kín trong ḷng
h́nh ảnh đó, v́ có ai hỏi đâu mà thưa, có ai đụng
đến chuyện ấy đâu mà bàn. Càng
lớn lên em càng thương anh ấy. Trong
gia đ́nh nếu khách quan mà nói th́ anh là người nghiêm nhất
và cũng íck kỷ lắm đấy. Anh thích ăn ngon, mặc đẹp, lo cho ḿnh thôi, em
nghĩ là anh chăm học v́ biết là chỉ có cách đó
mới thoát cảnh nghèo. Em không nghĩ là anh
chọn ngành Y v́ một lư tưởng cứu nhân độ
thế nào.
Nhưng em có thể nhầm anh ạ. Em không có dịp
gần anh nhiều, không chơi đùa, nói chuyện, dù là
chuyện trẻ con như với anh Bút. Không có dip chia sẻ một tư teo
t́nh cảm anh em với anh th́ làm sao em nói được
ǵ...
Duy có một lần, chỉ có một lần
thôi., mùa
đói năm ấy ở Hànội anh c̣n nhớ không? Bố mẹ, các anh
và chị Lễ đi vắng cả ngày, nhiều khi ở
nhà chỉ có ḿnh em. Hôm ấy em thấy anh Nghiên về nửa ngày em ngạc
nhiên lắm. Anh gọi em rồi đi thẳng
vào bếp, dóm lửa đặt lên một ấm nước
sôi. Anh lấy trong túi ra hai gói nhỏ trút vào một chén
ăn cơm rồi hai anh em đứng yên chờ nước
sôi. Cũng lạ, tại sao em không hỏi và cũng
không nói ǵ? Nước
reo sôi, anh đổ vào bát, dùng th́a khuấy lên. Chất trăng trắng ngà ngà trong đó th́ em biết
là đường, c̣n chất mầu nâu đỏ sậm
th́ em nghĩ không ra. Nhưng đến khi mùi thơm
xông lên th́ mắt em sáng : mùi sô cô la! Bột
kia là bột ca cao rồi. Anh vừa thổi
vừa bảo em : “ Vừa thổi vừa
uống, kẻo bỏng mồm nghe! “ Anh Lân ơi, chắc
anh đă được nghe chuyện ông vua bị nhịn
đói 3 ngày rồi được cho ăn
muối vừng mà bảo là mầm đá rồi chưa? Bát nước ca cao với đường của
em hôm đó cũng ngon như bát cơm muối vừng của
ông vua vậy. Thật ra th́ có nửa bát thôi, em hít hà quên
cả anh đến khi c̣n một tư đưa cho anh th́ anh
lắc đầu :” Thôi uống hết đi , anh không uống
đâu!” Chỉ có thế thôi rồi anh quay đi , mở
cửa xách xe đạp ra rồi đi luôn. Em,
từ đầu đến cuối, không nói một tiếng
nào. Lạ nhỉ.
Tới nay, sau hơn 60 năm, em mới kể
cho anh nghe là người đầu tiên, v́ anh có hỏi th́
em mới nói, mà cũng chưa hẳn là nói, v́ viết-ra
khác nói-ra. Em sẽ chẳng nói ra làm ǵ nữa
đâu. Để như thế cho vuông
tṛn t́nh anh em anh nhỉ.
C̣n anh Mạc
th́ em để tất cả cho anh, anh Lân ạ. Có ai trong
đời có được ba người anh như anh của
em. có ai
trong đời có được một người bạn
như anh Mạc của anh. Anh viết về
bạn của anh đi, tất cả tài liệu trong ḷng
anh rồi, mặc sức cho t́nh trào dâng lên ngọn bút, cho vơi
đi niềm tâm tư bấy lâu nay, và để cho viên măn
một câu chuyện. Câu chuyện chiến
tranh th́ anh hỏi ai cũng có, đó là câu chuyện có đầu
đuôi. C̣n chuyện trong ḷng em với các anh của
em, chuyện trong ḷng anh với bạn của anh là một
câu chuyện t́nh, vô thủy và vô chung,viết
ra th́ cái thanh trong, cái đẹp c̣n măi, mà cái đau thương,
cái cay đắng ta trả về cho mây trôi đi.
Jenny Hoang
8-2000