Nhung ngày cuoi cua ông by Mint Tea - Thuc,


Preface from Jenny,

This is a very sad piece, all emotional and gloomy. However, to the ones involved, it has been a stand point in their lives from where they would see a new star in the horizon.

The pass away of the patriarch is so peaceful and nurturing in its hard and painful reality that it has created both death and life in the heart of the younger ones. The grieves that overwhelmed their heart, instead of taking them down, have kindled a fire of passion inside that lead them to create a new life for themselves. Maggie is Stephie’s mother. She has such a way with words. You must have Stephie’s genes!! ˜


(Words in red need to be proofread)

Ngày tôi trở về căn nhà cũ thì ông tôi đã quá già. Sau trận ốm, ông ngồi trên chiếc ghế bành. Hai chân gác lên một chiếc ghế con khác và mình đắp chăn bông. Ông tôi đội chiếc mũ len nho nhỏ mầu đỏ nâu má Lễ đan cho ông từ ngày tôi còn ở nhà. Với đôi cánh tay gầy gò, ông níu vai áo tôi xuống và ông hôn tôi. Tôi muốn khóc khi thấy vui mừng làm hai hàng nước mắt lan dài trên má ông. Ông muốn nói điều gì nhưng không thể thốt nên lời. Nước mắt lại ứa ra. Tôi bắc ghế ngồi xuống cạnh ông, vuốt ve vai áo ông và tôi vuốt râu ông như những ngày tôi còn bé.

Tôi bắt đầu đi vào thành phố thì trời cũng bắt đầu mưa (những năm tháng xa nhà đối với tôi bây giờ chỉ còn là con số không to tướng và trống rỗng… Bây giờ tôi muốn ngồi hoặc ngả lưng thật lâu. Tôi về đây để không phải nghe ai bình phẩm về mình và để thương sót cho nhưng tâm hồn còn bị nhốt kín trong ngục tù u tối, những tâm hồn mù lòa trong ích kỷ, mặc cảm và nhỏ nhen. Phải tôi thương xót họ, tôi thương xót họ như thương xót một kẻ tật nguyền mà giá trị tinh thần không có…)

Trời mưa đêm, ướt át, bẩn thỉu ẩm thấp. Tôi muốn ngồi ngoan ngoãn trong những giờ học sinh ngu buổi tối với ông. Tôi muốn leo lên giường, cầm lược chải các kiểu tóc trên cái đầu hói bạc trắng của ông. Tôi muốn nằm bò xuống đất yên lặng xem ông làm đèn Trung Thu cho chúng tôi. Tôi muốn nhiều lắm… Nhìn trời mưa tôi chợt thấy hoảng hốt: Tuổi thơ của tôi đâu rồi? Nó đã bay, cao xa bay bỏ lại tôi lúc nào tôi không hay? Giờ đây tôi ngớ ngẩn, tôi bỡ ngỡ, tôi lo sợ và tiếc nuối. Tôi muốn… nhưng tất cả đã bị bánh xe thời gian đẩy lùi vào dĩ vãng và không thể chap va… Ông tôi không còn khỏe như ngày xưa để chỉ bảo, giúp đỡ và khuyến khích tôi. Tôi ngồi đây, im lặng nhìn ông ốm yếu, héo hon dưới cái chăn bông dầy cộm.

Có lúc tôi muốn gào thét cho tan uất ức, cho quên u sầu… cho tôi không còn là tôi nữa. Bố tôi mất từ ngày tôi lên 7. Tôi hiểu được gì? Mẹ tôi nghèo khổ, buồn rầu đau đớn. Nhưng đời tôi vẫn vui tươi, vì trên đường tôi di chỉ có trẻ con, chỉ có hoa thơm trái ngọt, chỉ có mây trời và sỏi trắng. Tôi về đây ( về trong tôi) để mong tìm lại được những ngày tháng cũ ấy. Buổi sáng, tôi xếp ghế bành, ghế con, đệm, chăn ra sân đợi mặt trời lên. Dắt ông ra đó, ông ngồi phơi nắng và ăn sáng. Tôi rót nước, lấy tăm và lau mặt cho ông. Buổi trưa, bưng cơm và sửa sọan giường ngủ để ông nghỉ trưa. Buổi chiều, tôi mở cửa phòng khách. Ngồi một mình và im lặng nhìn xuống vườn rau dưới thung lũng. Không có gì cả, trừ rau, những mầu xanh của rau từ xa làm tôi dễ chịu. Có khi tôi lấy cung và mầu mè ra vẽ. Vẽ những luống rau, ngôi giáo đường và khu phố vắng. Hay tôi viết. Viết thư. Tập tành viết văn và thơ. Buổi tối cũng bưng cơm, rót nước, lau mặt rồi dọn giường ngủ cho ông. Tất cả chỉ có thế. Đôi khi tôi chán ngấy, khổ sở. Vì tôi đâu nghĩ rằng nếu tôi không làm những việc ấy sau này tôi sẽ vô cùng hối tiếc.

Tôi trở về thành phố nhỏ này vào mùa mưa và tôi thích như vậy. Bởi suốt ngày tôi ở nhà, không phải lò mặt đi đâu hết. Trời mưa… dần dà ông tôi đã nói được bình thường, cử động tay chân rồi tập đi. Tôi dắt ông đi quanh sân, một vòng, hai vòng rồi ba rồi bốn rồi… Ít lâu sau ông có thể đi lãnh lương hưu trí mỗi đầu tháng với tôi. Và sau lại có thể đi phố một mình với cây ba toong. Tôi không hiểu tại sao tôi không muốn ở cạnh ông săn sóc và vâng lời ông nữa. Tôi đã chán đã nhàm những bổn phận những công việc thường nhật của tôi với ông. Phải nói tôi thương ông vô ngần nhưng tôi bắt đầu muốn bay nhẩy. Tôi hết muốn gò bó giam mình trong nhà như những ngày đầu tôi mới về nữa. Tôi cũng như cả nhà, ít ai phải bận rộn về ông. Ông đã bắt đầu tự làm lấy mọi việc như xưa và có thế giảng giải cho tôi nhiều điều cần thiết. Hai ông cháu đã dự định đi xem cine, đi ăn phở buổi sáng…

Buổi tối tôi lại nằm trên giường với ông. Tôi dich sách cho ông nghe để ông sửa chữa. Tôi lại kể với ông những chuyện tôi thích kể. Tôi lại lấy lược chải các kiểu tóc trên cái đầu hói bạc trắng của ông… Tôi đã thực hiện được một phần nào những điều mơ ước nhưng thật ra tôi không còn cảm thấy chân hạnh phúc, vui sướng và thỏa mãn trong việc làm. Tôi nhớ ngày tôi còn bé vẫn thường ngủ với ông để được thức khuya. Tôi đem cả tập truyện Tuổi Xanh má Lễ mua cho, cất dưới đệm, mỗi tối lấy ra một cuốn chăm chút xem dưới bong đèn đêm với ông. Ngày xưa, ngày xưa mà tôi đã liện kín trong một chiếc quan tài với ông. Ngày xưa, ngày xưa của tôi đẹp quá! Tôi nhớ không hết về chuyện ngày xưa, chuyện ngày xưa chẳng bao giờ tôi còn tìm thấy…

Tôi đi học ngày mưa ướt át. Bây giờ mới bắt đầu mùa Thu. Mùa Thu thứ hai có tôi trong thành phố. Mùa Thu chia ly không ngờ giữa hai ông cháu. Mấy hôm nay, hai hôm thì phải, ông tôi ốm nặng quá ! Lúc mê lúc tỉnh mà không ăn uống gì cả. Ban đầu tôi không để ý đến điều đó nhưng sau, bà tôi, mẹ tôi má tôi nghĩ đến chuyện ông MẤT và bắt đầu lo những công việc cần thiết cho một người ra đi đời đời. Tôi chợt lo sợ. Cái lo mà bình tĩnh không tưởng. Buổi tối nhìn ông thở. Thong thả, đều đặn nhưng khó nhọc. Cả nhà bỏ cơm chiều ngồi quanh trên giường (có cả chú Minh một người đựoc nhận vào gia đình trong một sự ngẫu nhiên), Khi ấy mắt ông nhắm nghiền. Mọi người đều tỏ ra im lặng, bình tĩnh quan sát mỗi nhịp thở của ông. Tôi lo lắng nhưng không bao giờ nghĩ rằng ông có thể ra đi. Vì đã hơn một lần ông tôi nằm thở như thế suốt một buổi chiều.

Qua một đêm ông vẫn không tỉnh. Sớm hôm sau tôi vội vàng đi mời bác sĩ quen (Ô.Dinh Dai-Kha). Về đến nhà, mỗi người đều bận rộn với công việc riêng. Còn tôi tôi ngồi bên mép giường cạnh ông, nắm bàn tay lạnh lẽo của ông và nhìn ông thở như đêm qua. Có nhiều người đến hỏi thăm làm tôi sợ hãi và tôi bắt đầu khóc suốt buổi sáng bên cạnh ông. Ông tôi đã tỉnh. Đôi mắt mở lờ đờ nhìn mọi người nhưng vẫn không nói được gì. Tôi nắm chặt tay ông và biết ông đang siết nhẹ tay tôi. Hồi hộp theo rõi sự linh động yếu ớt trên khuôn mặt ông. Tôi cúi xuống hỏi ông những câu vớ vẩn để đánh lừa sự lo sợ:

• Ông có nhận ra con không? Ông gật đầu nhẹ.

• Thục phải không ông? Ông lại gật đầu. Mắt đã mất thần nhưng ánh nhìn vẫn tràn đầy yêu mến.

• Ông có mệt khong? Ồng uống nước cam nhé? (Má vừa đưa vào một ly nước cam vắt)

Tất cả ông tôi đều gật đầu. Tôi đưa từng muỗng nước cam vào miệng ông và ông nuốt thong thả mệt nhọc. Có người bảo đổ sâm cho ông nhưng mẹ và má đều đồng ý là không nên kéo dài giờ phút này. Ông sẽ phải ra đi đời đời. Hãy để ông nhắm mắt thanh thản tự nhiên. Níu kéo mà làm gì? Vài người hàng xóm sang đọc kinh. Tiếng ê a, dồn dập buồn bã với tiếng chuông mõ hâm nóng những cảm giác linh hoạt trong tôi và cùng lúc tôi thấy hốt hoảng sợ hãi vì quanh tôi tử thần đang rình rập, chỉ chực vồ lấy ông và mang ông đi khỏi thế giới này.

Buổi trưa tôi bỏ cơm và đem cặp sách đi học như thường lệ. Trưa nóng , tôi đốt mình trong tấm áo dài xanh đậm và áo len cùng mầu. Tôi thích mầu sẫm tối và luôn luôn chọn bộ này. Ngồi trong lớp giữa bạn bè và cô giáo Pháp-văn “cà chớn” –Cô Bích Huê- Tôi mến sự trẻ trung ở cô và nụ cười ranh mãnh trên môi cô. Làm bài cuối tuần tôi bỡ ngỡ. 5 giờ chiều mà tôi khật khùng lơ ngơ. 6 giờ tan học, im lặng ra về với sự buồn chán. Bài làm này không khó nhưng tôi làm thật khó khăn và chán nản.

Lên khỏi 14 bực thang đến sân Má và mẹ thật bình thản với cái ly đầy ắp gạo… để cắm hương. Tôi biết.. Tôi biết ban chiều tử thần đã xử dụng lưỡi hái. Tôi băng mình vào nhà. Má ra hiệu không cho tôi ồn ào – ÔNG ĐÃ ĐI RỒI- Sự tấp nập ban sáng không còn nữa. Má bảo hãy để linh hồn ông được thanh thản. Đừng khóc đừng kêu …đừng tất cả…Tôi lặng lẽ vén màn cửa bước vào. Tôi đã thấy ông nằm hiền hòa ở đấy. Đã thấy mũ áo mầu đỏ. Ngồi xuống cạnh ông, cầm bàn tay lạnh giá của ông bao kín trong bao tay trắng. Ôi, sự ra đi bình thản đẹp đẽ quá. Tôi không khóc một tiếng. Có lẽ cục nghẹn ở cổ nó to ra không cho tôi bật tiếng. Thay quần áo xong tôi lên gác. Vùi mình trong chăn và khóc. Khóc mãi khóc hoài, khóc ngon lành khóc chán chê… Tôi lấy cái khăn len xanh nhỏ của ông mỗi ngày. Gói cái mũ len mầu nâu đỏ và cuốn sổ nhỏ ông cắt đóng lệch lạc khi tay con yếu. Ôm cái gói yêu quý đó, nhìn nó và khóc… Thương nhớ, ân hận, tiếc, buồn…nhào lộn với nhau làm cảm súc. Cảm súc dâng lên mãi khi trời tối dần ngoài khung cửa sổ nhỏ. Má gọi xuống ăn cơm. Thôi đừng khóc nữa. Khóc không có thần lực nứu kéo sự sống cho ông. ÔNG CHẾT RỒI. Ông đi xa đời đời. Ông đã đi khỏi thế giới này để đến một thế giới khác (?) không biết ra sao?...

Tôi không nhớ mình đã làm gì sau đó vì trí óc tôi đã ngẩn ngơ mất rồi.!

Gần 15 tuổi, vai tôi lệch hẳn một bên và tôi thấy mình già cỗi. Ông bỏ đi để lại sự thiệt thòi vô ngần cho tôi….. Tôi mong một lúc nào đó, cảm hứng về đây để kỷ niệm sống dậy mãnh liệt trong tôi, cho tôi những trang giấy tràn mầu mực, cho tôi những vui buồn thật thà gửi người thân ấm yêu..

NHỮNG NGÀY CUỐI CỦA ÔNG… còn mãi và còn nữa. Con gửi ông cho ngày giỗ thứ tư trong năm Nhâm Tý 1972.

Con riêng tặng BÀ NGOẠI- MẸ- MÁ- CÔ – và các em..

>~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tuesday, December 21, 2004

Mint Tea,

I cried my heart out while I typed the letter above. It stirred up my past present and future in the deepest and the most mysterious way imagined. It surprised me also about how much you and me we have shared. Thank you so much for being in my life. I hope that we can continue this journey together until one of us dies first.

What I couldn’t do with my Dad during the last months and days of his life, you have done it for both of us; you have done it with so much tender loving care. There are so much passion and insights in that little 15 years old innocent heart of yours, yet the burden of life has made your frail shoulders bent down more at one side. I love you so much, I hope we can spend time together when we grow old, when you grow older and have more time, to be exact. We have so much to share. The dramas of our lives may not mean much to others, but they mean a lot to me.

I remember when I lived in Mariposa, L.A. we shared the same room, but I felt I always had my own space and you had yours. We didn’t share anything personal, and we didn’t have much to do with each other except you were taking yoga with me. Then time flew by, and sufferings in all forms caught up with us in many different and unexpected ways. Now we are back thanks to this piece on Ong Ngoai you had written and that Ma had thrown away. I realize that we both have this dramatic creativity side in us that made us more sensitive than others. We could make it work for us or let it destroy us in depression or lamentation. I want to look at it as fire for the passion I need for Arts, either writing or painting or doing physical exercises. So welcome on board, dear one. Remember the photo we had where you were hanging to my dress collar and its button?

I will put this piece in my treasure box which is my website for you to see and to readproof for me. Then let me know by email and I will make correction. I will convert it in PDF format.

Thank you from the depth of my heart. You have rescued me in a way. This piece is helping me toward completing the multi-piece puzzle in my humble life. I need to do that as much as I need to make connection with the people in my life to clear up karmic bonds with them. Thanks again.

I want to be there at the last days of my sisters and I would appreciate it you could be there on my last days. You might want to write a piece entitled: “The last days of CoVan”˜

I read again the last lines on “Nhung ngay cuoi cua Ong” and I found an incredible positive note that renders me speechless :” Tôi mong một lúc nào đó, cảm hứng về đây để kỷ niệm sống dậy mãnh liệt trong tôi, cho tôi những trang giấy tràn mầu mực, cho tôi những vui buồn thật thà gửi người thân ấm yêu…” Yes, this “cam hung manh liet trong toi” should be the fire I was talking about earlier, it is still within and it will never dies out. And it will make memories alive in a very wonderful and nurturing way. Then you will share that, which is yourself, with the loved ones. I think that is what Sartre thought of but circumstances were not with him and he failed. He was thinking of it in much more of the biger scale. I don’t think he can expect that from the crowd, but it may work for separate individuals.

Love,

Xmas 2004

Jenny