Khach Tran

 

(1994)

Con đường học Phật gay go lắm. Càng đi sâu vào càng nhiều thử thách. Nhiều khi nh́n thấy ḿnh bị nghẽn, t́m hoài không ra lối đi, bỗng chợt một cái, cánh cửa giải thoát thấy đâu đây ở ngay trước mắt. Như người đi trong đêm, đuốc trên tay bỗng tắt làm người ấy ḍ dẫm lầm lũi lo sợ đi măi tự nhiên thấy hộp quẹt nằm ngay trong túi áo!

Tâm lư học nêu ra ba yếu tố làm cho con người xuống tinh thần, đi đến tan tác cùng cực. Đó là:

 

1-   1-   Thấy ḿnh bị cô lập.

2-   2-   Bị mắc bệnh nan y.

3-   3-   Mất người thân yêu.

 

Đây là câu chuyện của tôi…

Khi rời Cali, tôi mang một giấc mộng lớn: C̣n ǵ hơn cái thú điền viên bên con và cháu; một căn nhà nhỏ sơn trắng với những cửa sổ mầu xanh”(Alphonse Daudet). Con gái tôi viết cho tôi rằng: “Mẹ ơi, đất nhà con sắp mua sẽ rộng lắm, dư thừa để mẹ làm nhà của mẹ ở bên cạnh, ḿnh sẽ có chung một lối xe đi vào, và cửa sổ pḥng cháu sẽ nh́n sang cửa sổ pḥng bà.”…Tôi hớn hở ra đi, mất job cũng chằng nhằm nhỏ ǵ, t́nh cảm lưu luyến với các bạn thân yêu, tôi cũng để qua một bên… Sang tới nơi, c̣n đang đi mướn nhà đậu qua ngày th́ đùng một cái, như một tiếng sét ngang tai, gia đ́nh con gái tôi tan hoang một sớm một chiểu, tổ uyên ương thành một địa ngục. Tôi bị kẹt ở giữa, thấy cháu ngoại tội nghiệp ráng công trông nom trong nhà dùm, lại càng bị buộc tội.

Cháu th́ c̣n bé quá, bà phải gồng lên che cho cháu, trong ḷng thấy ḿnh hoàn toàn cô độc ở một nơi xa lạ, không nhà, không lợi tức, không công ăn việc làm mà bỏ đi th́ không đành, lấy ai trông cháu bây giờ.

 

Trong khi ấy, bà chị cả tôi v́ giận con chửi cháu đá thúng đụng nia, từ tôi luôn. Thật là oan cho tôi quá. Con bà một đứa khá giả giầu có th́ nó không thương bà, c̣n một đứa nghèo, con c̣n nhỏ, phải bỏ học để đi làm. Hai đứa nó căi nhau , chửi nhau thế là bà đổ tại cho tôi và thù tôi. Tôi đành tránh mặt. Nhưng vận hạn chưa hết. Cô bạn thân nhất của tôi bỗng dưng phát bệnh ung thư nặng …rồi bỏ tôi.

 

Hoàn cảnh tôi có khác ǵ như nhà tâm lư học đă nói trên. Tôi tuy không mắc bệnh nan y nhưng bạn tôi, người thân thương của tôi mắc bệnh th́ cũng như tôi vậy. Tang mẹ chưa đoạn, nay lại mang tang bạn. Chị em , con cháu thảy đều xa..

Một ông bạn nghe tin viết cho bốn câu thơ như sau:

 

         Tim giông băo, về nơi an tịch

         Giữa bể sâu, ốc đảo b́nh yên

         Bể sâu, giông băo cuồng điên

         Giữ long thanh tịnh mới nên thân người.

 

Lúc này là lúc tôi phải cảm nhận ḷng ưu ái quan tâm của các bạn tôi. Trong số các bạn có một bà dễ thương tính nóng như lửa. Bà viết cho tôi một bức thư dài trong đó có đoạn: “Chị tu mà chị c̣n muốn ai ai cũng ngoảnh mặt lại với chị ư? Người ta quay lưng đi là chị có phước đấy biết chưa? Chị chưa ngă bầm mày tím mặt là công đức của chị chưa dầy…” Mấy lời này có sức mạnh như một cái thắng, giúp tôi dừng lại được trên đà sụp đổ tinh thần để học lấy cái bài học kiên nhẫn, chịu đựng, để làm sao có được thái độ như ngài Phú Lâu Na. Thủa nọ ngài được Đức Phật gửi đi giảng pháp ở một nơi có tiếng là có những người dữ tợn độc ác:

 

-        -        Nếu họ chửi mắng ông th́ ông làm sao?

-        -        Dạ con sẽ cám ơn họ v́ họ đă không đánh con.

-        -        Nếu họ đánh ông th́ ông làm sao?

-        -        Dạ con sẽ cám ơn họ v́ họ đă không giết con.

-        -        Nếu họ giết ông th́ ông làm sao

-        -        Dạ con sẽ mừng rỡ cám ơn họ v́ họ đă giải thoát con khỏi cái thân này.

-                   

Thầy tôi bảo rằng trong những kiếp trước Ngài Phú Lâu Na đă cứu được một tổ kiến lửa khỏi nạn cháy rừng. Đám người độc ác đă chịu nghe ngài giảng kinh chính là bầy kiến lửa lên làm người để trả ơn Ngài.

 

Chuyện như thế hay không có như thế, tôi chẳng đủ trí tuệ để hiểu biết rốt ráo. Tuy nhiên, tôi tin ở phúc đức của mỗi người trong chúng ta. Tôi cố gắng vun trồng cho nó tăng trưởng bằng sự biết ơn, bằng tâm sám hối và làm những việc thiện. Tôi cứ nghĩ rằng nay tôi đă được sanh làm người, lại có duyên gặp Phật Pháp và Thiện Tri Thức, đó chẳng phải là phước báu cho tôi đó sao?

 

Thầy tôi khi nghe tôi than, ngồi yên trầm ngâm một giây lâu rồi bào tôi: “Là cư sĩ, c̣n va chạm với đời, dễ bị trần cảnh lung lạc lắm. ngă đâu chống tay ngay ở đó mà dậy mới được. Thân tâm của con có yên vững rồi mới giúp được con cháu.” Đưa đôi mắt từ bi nh́n vào xa xăm một hồi lâu, ḥa thượng nói tiếp: “C̣n con bé An, (cháu ngoại của tôi) âu cũng là cái nghiệp của nó!”.

Tiếng thầy tôi ngân vang rồi ch́m sâu trong hồn tôi như những hồi chuông vẳng xa trên đồi Linh Sơn mỗi chiều những ngày tôi c̣n trẻ, bụi đời chưa vướng gót, dù nhơ dù sạch.

 

Tôi ngồi cạnh bàn ăn nơi gần bếp, gục đầu trên cánh tay. Tôi ngă, có nh́n thấy ḿnh ở đó nhưng chưa chống nổi tay để đứng dậy. Tôi cảm thấy thiếu một lực nào đó. Ḷng buồn hiu. Mười lăm năm theo học Phật, học măi, thấy nhiều, hiểu không bao nhiêu, tóm lại chưa BIẾT ǵ hết trọi. Mười lăm năm sống an lạc và ḥa b́nh quanh mái chùa, không lo lắng về sinh kế v́ có việc làm tốt, cũng không có phiền muộn ǵ về gia đ́nh con cái. Những chuyện khổ lụy đều là những chuyện của người ta. Lâu lâu có thử lửa th́ vẫn là loanh quanh trong cái “thấy” mà vẫn chưa BIẾT.

 

Đúng như bà bạn thẳng tính của tôi bảo tôi: “ Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ “, lần này khi phiền năo đến với bản thân ḿnh, bao nhiêu cái tài giỏi, lanh lẹ. cái hiểu cái thấy của tôi mới lung lay nứt rạn; cái tự cao tự đại ngày xưa của tôi vỡ ra mới để lộ cái yếu hèn, khờ dại, cái hoảng hốt, mặc cảm của u mê lạc đường. Tôi thấy tôi từ trên cao rơi xuống không có người đỡ. Chỉ thấy sợ. Hết cơn sợ rổi th́ đau. Không ánh sáng trước mắt chỉ thấy yếu và hết lực. Tôi thấy tôi già, bệnh, khổ và tối đen.

Nhưng may cho tôi, tôi biết ngồi yên không làm ǵ cả và chờ. Tôi chờ một linh tính, một ánh sáng ẩn hiện qua một trang Kinh xưa nào, chờ một ngân vang của tiếng chuông nào đưa tôi trở vể.

 

Tôi ngồi yên mỗi ngày để hơi thở an ổn và nhẹ dần. Tôi nhớ đến hạnh nguyện cao sáng và từ bi của Chư Phật và các vị Bồ Tát. Tôi theo hơi thở, nhẩm danh hiệu các ngài để xin đưa tôi vể nguồn; ở đó hạnh nguyện nhỏ bé của tôi sẽ được che chở và chăm bón bởi ḷng thương sót vô cùng vị tha của bậc đă giác ngộ. Như một lá cỏ mỏng manh, run rẩy, ngần ngại và mong chờ mở cánh nhỏ đón giọt sương, tôi cũng run rẩy đón tia sáng phước huệ đầu tiên của đời ḿnh.

 

Phước huệ lúc nào cũng có. Tha lực từ trên xuống mênh mang, chỉ c̣n chờ khả năng đón nhận của ḿnh. Khả năng ấy là tự lực của ḿnh, là vốn liếng của bạn và của tôi. Tôi xin trả bất cứ giá nào để con tim hằng mở toang đón t́nh thương từ bi và sự thông cảm. Tôi cũng biết rằng một khi t́nh cảm quá nhạy bén th́ nồng ấm yên vui rộn ràng sẽ tới, nhưng giông băo cũng ùa theo ngay sau. Làm sao mà giữ được t́nh thương đồng thời ngăn giông băo? Tôi cầu xin chư Phật, cầu xin ân phước tha lực giúp tôi qua cơn sóng gió. Bằng cách nào, tôi thật không biết. Tôi chỉ thấy như ḿnh bị giam cầm trong một biệt thự lớn, có người cho ḿnh một chùm ch́a khóa có đủ loại, đủ cỡ. Tôi dọ dẫm thử hết cái này đến cái khác; nhưng rồi, thoát được khỏi pḥng này th́ lại sang pḥng khác mà vẫn không làm sao mở được cửa chính ra đường. Tôi loay hoay măi, hết tra vào lại lấy ra. Bỗng nhiên, ở vào cái thế khi mười phần không chắc được một, tôi thử vào lại được. Chư Bồ tát chơi tṛ ú tim với ḿnh như thế ư? Để thử ḷng tin và trí kiên nhẫn của ḿnh ư?

 

Ḷng tin tôi vốn có. Ḷng biết ơn của tôi th́ rất nhiều. Vốn liếng đó có thể giúp tôi chống tay đứng dậy được chăng?

Thầy Ng. H. thường bảo tôi:” Mỗi lần gặp lại chị, tôi đều có cái cảm giác một vững chắc nơi chị !” Mới đây thầy viết cho tôi:”Dù có băo bùng mưa gió cũng không sao đâu! Mặc nó nghe!” Cám ơn Thầy đă cho tôi một trợ lực vô bờ.

 

Trong những ngày tháng sau đó, mặc dầu những hiểm nguy trước mắt không c̣n đe dọa; nỗi lo sợ cũng đă êm dần nhưng cô đơn tiếc nuối vẫn lê thê, thầm lặng, và gậm nhấm tâm can tôi mỗi ngày. Tôi không thể dửng dưng trước đôi mắt buồn của con gái tôi, không thể không buồn v́ sự lỡ dở hạnh phúc ngỡ ngàng tan đi như một giấc mông của nó. Tôi thấy cái lủi thủi của nó là cái lủi thủi của ḿnh ngày xưa; cái lủi thủi của ḿnh bây giở là cái lủi thủi của nó trong tương lai, và thấy cái ngây thơ hồn nhiên trong sáng của bé An như miếng thủy tinh mỏng ở giữa hai gọng sắt, níu kéo tranh giựt thắng bại, giành “của tao của mày” của hai bố mẹ nó.  Mới có 3 tuổi đầu, nó c̣n cả một cuộc đời dài để học bài học lớn khôn trong những thử thách như thế.

 

Tôi đă là người vô gia cư từ thủa nào. Cứ đổ tại chiến tranh đi. Nhưng con tôi giờ đây cũng vô gia cư và cháu tôi c̣n nhỏ xíu cũng vô gia cư. Không có một căn nhà nào được gọi là nhà của nó. Có nhà bố, nhà mẹ, nhà bà nội, nhà bà ngoại, nhà vài người bạn bố mẹ, nhà baby sitters nữa. Nó di chuyển khắp nơi mà không ở đâu trọn được 3, 4 ngày liền. Âu cũng là cái nghiệp của nó, của mẹ nó, và của bà nó.(?)

 

Nhưng dần dần, nhờ các bậc thiện tri thức, nhờ t́nh trạng bên ngoài không gây đổ vỡ tang thương thêm nữa, tôi tạm nguôi ngoai. Tạm thôi. Chiếc ch́a khóa mở cửa ra đường vẫn c̣n lẩn ở đâu đó.

 

Thế rồi, một chuyện t́nh cờ, vô t́nh giúp tôi t́m dược chiếc ch́a khóa để mở toang cánh cửa đă giam hăm ḿnh bấy lâu. Đ., cháu tôi thích tên Tố Như, chọn trước tên đó để đặt cho con gái ḿnh. V., cũng cháu tôi, có con trước, lại lấy tên đó đặt cho con.  Thấy Đ. buồn, tôi bèn viết cho Đ. và đề nghị: “ Thôi bác cho con một tên khác c̣n hay hơn: Kiều Như.” Tôi chọn tên đó v́ tôi vốn thích tên Ngài Kiều Trần Như, cái tên nghe như tên của một anh hùng háo hán trong truyện Kiếm Hiệp Tầu.

 

Tôi không ngờ ngài Kiều Trần Như lại có mặt trong ư thức tôi và đóng một vai tṛ quan trọng trong giai đọan này của đời tôi như thế. Rồi trong câu chuyện mới đây với Thầy Ng. H., chung quanh một bài kệ có mấy chữ Cảnh, Trần... tôi liên tưởng ngay đến hai chữ Khách Trần. Như một cái nút ở đâu đó được bấm, chữ Khách Trần hiện ra như vầng trăng trong đêm tối, như cái ch́a khóa đúng đă nằm trong ổ, chỉ cần quay nhẹ là cửa mở. Tôi cảm như một biến cố quan trọng lắm đă xẩy ra - một cái trở ḿnh làm chấn động cả đất trời - Rồi tôi nghĩ ngợi... Chữ Kiều Trần Như với tôi th́ có liên hệ ở chỗ cháu tôi và chuyện đặt tên. Chữ Kiều Trần Như với chữ Khách Trần th́ có liên hệ với việc đạt đạo của Ngài khi Đức Phật dùng hai chữ khách trần để nói về ngoại giới. Tâm, Cảnh, Trần, Khách... Miên man với ngôn ngữ, cuối cùng tôi quyết định, chữ quan hệ với tôi phải là chữ KHÁCH.

 

Đêm đó, tôi thiền với chữ khách và đi ngủ với nó trong đầu. Nửa đêm về sáng, tôi tỉnh dậy cười lớn một ḿnh. Th́ ra là vậy. Tôi và khách, Khách và tôi. Tôi là Chủ. Khách là Khách.

 

Tôi là người rất hiếu khách. Khách của tôi luôn luôn là một đặc biệt trong đời tôi. Tôi vui mừng, tiếp đón, tôi đưa mời khách những ǵ tôi ưa thích nhất. Tôi để pḥng tôi, giường tôi, bàn giấy của tôi cho Khách tôi dùng. Tôi cẩn thận từ cái độ sáng trong pḥng ngủ cho Khách. Tôi lo trước từng bữa ăn, từng buổi đi chơi cho Khách. Tôi thật ḷng quư Khách và chiều Khách. Khách ở chơi ít ngày rồi Khách lại đi. Tôi biết họ là Khách nên khi họ đi, tuy lưu luyến chẳng muốn rời, bao giờ tôi cũng để Khách đi một cách thoải mái. Rồi tôi tiếp tục trở lại sống với tôi, trong tôi, an ổn như không có ǵ xẩy ra. Mọi cái rơ ràng phân minh chẳng hề làm nhiễu loạn tâm tư.

 

Nay chữ Khách lóe sáng trong tôi. Hỡi ơi, tâm cảnh của tôi, thọ cảm của tôi, t́nh yêu thương, buồn giận, sân si của tôi và cả những người thân yêu của tôi trong gia đ́nh tôi đó... tất cả chẳng là khách đó ư? Tất cả đều là Khách v́ tất cả đều có tới có lui, có tăng có giảm, có lên có xuống, có ra có vào... C̣n tôi, tôi vẫn ở luôn đây với tôi đây mà. Thế mà bấy lâu nay tôi lầm tôi, lầm Khách, tôi biến ḿnh thành Khách và Khách thành tôi, tôi lang thang rong ruổi chạy đuổi theo Khách đến quên mất chính tôi là chủ. Những Khách đến chơi với tôi đó, tôi lịch sự tiếp đăi là phải rồi bởi v́ Khách nào chẳng là Khách quư. Nếu không c̣n t́nh cảm, như cây khô đá lạnh th́ lấy ǵ nung nấu nguyện vọng giải thoát. Ḥa Thượng Th. T. khi giảng Thiền cũng hay nói rằng:” Thiền để thành cục đá th́ Thiền làm ǵ!”

 

Sau đó, tôi nguyện từ nay sẽ tự nhắc nhở luôn đến hai chữ Khách Trần, rằng tất cả gịng sông của tâm tư, những hỷ nộ, ái ố.. và cảnh ngoài kia gồm cả chị em con cháu tôi đó đều là Khách đến chơi. Tôi tự nhủ, nếu giữ măi được cái nh́n Chủ Khách ấy th́ tôi sẽ có an lạc nội tâm. An lạc nội tâm trong khi vẫn sống giữa trần ai cát bụi bởi v́ đă biết là Khách th́ không thể ở lâu được, có ǵ mà phải lo, phải nghĩ. Một ngày nào rồi Khách cũng phải ra đi. Lần sau có khách đến chơi, tôi sẽ đánh dấu ngay ngày đến ngày đi của họ vào quyển lịch lớn treo trên tường kia dầu t́nh khăng khít, ḷng tử tế của tôi chẳng hề thay đổi. Họ ra về, tôi ở lại, tôi bằng ḷng tôi, tôi bằng ḷng họ như khi họ chưa đến. Những ngày sau đó, tôi sống tỉnh hẳn ra. Con tôi đến thăm, tôi rủ ở lại ăn cơm. Vui vẻ lắm. Đằm thắm rối rít. Rồi nó ra về. Rồi lần khác, nó đến với vẻ mặt cau có. Tôi có thấy buồn, tủi thân, nhưng nghĩ lại ngay. Tuần trước là Khách vui đến chơi rồi cũng về. Tuần này là Khách buồn rồi cũng ra đi. Tôi chẳng bận tâm làm ǵ. Chủ chỉ có ḿnh tôi, c̣n Khách th́ vô số. Khách dù được cưng chiều đến đâu cũng vẫn phải giữ vai Khách không thể nào nhảy sang làm chủ được. Tôi cũng phải đóng vai chủ của tôi một cách đàng hoàng làm sao cho Khách được như ư mà tôi không mất an lạc tự tại nơi tôi. Vậy th́ ông buồn cứ việc thoải mái mà buồn; bà tủi cũng vậy, không ai tranh căi, giành giựt cái tủi của bà đâu! Lúc nào muốn về ông bà cứ tự do cho tôi hay; tôi sẽ tiễn Khách với nghi thức đứng đắn vui vẻ cho cả hai bên Chủ Khách. Chúng ta sẽ chào biệt ly mà chỉ để lại những t́nh cảm đẹp cho nhau.

jenny hoang

1994

Mười năm sau. (2004)

Nói và biết th́ dễ, làm mới thấy là khó. Nếu mà dễ như thế th́ trái đất đă thành thiên đàng từ lâu rồi. Mười năm sau tôi vẫn c̣n tập tễnh bước thấp bước cao trên con đường tâm linh này. Và tôi khám phá ra rằng những t́nh cảm ràng buộc tôi với những người thân yêu khó mà đối đăi như t́nh cảm giữa khách vói chủ được. Trong t́nh đôi lứa, vợ chồng hay người yêu, giữa những người bạn thật thân, giữa anh chị em, và nhất là cha mẹ và con cái, cái giới hạn chia cách không c̣n rơ ràng cho lắm nữa. Dường như ḿnh đă thấy ḿnh đồng hóa với người kia, ḿnh cảm nhận, ước mơ, mong đợi và đau khổ với họ, ḿnh quên ḿnh là ai và muốn ǵ. Ḿnh muốn cho họ vui và nếu họ không vui th́ ḿnh không thể nào vui được. Trong cái “tâm an” này của tôi lúc nào cũng có một chỗ dành cho “bất lực” và “thương đau” dài dài.

Cũng nhờ đó mà tôi thông cảm cái đau của người khác để nung nấu tâm từ bi và trau giồi trí tuệ từ chỗ đứng của tôi. Cũng nhờ đó mà tôi hiểu được cái tâm nguyện sâu xa của người tu hành. Nguyện ĺa xa gia đ́nh, và nguyện ở vậy suốt đời không có một người thân. Câu “Nhất bát thiên gia phạn. Cô thân vạn lư du” mới thấm thía làm sao?

 

(2004)