Anh Bút.

 

Hai anh Nghien va But hoi con nho

                Viết tặng anh Lê mạc Lân

 

Anh Bút ở với ông nội nhiều nhất v́ hồi ấy là lúc bố mẹ em ở bên Lào tới khi sinh em rồi mới về VN, tất cả 12 năm. Sau đó, ở Vinh, Nghệ tới 6 năm đến khi em lên 6 cả nhà mới dọn ra Hànội, ( xin anh xem bài tuỳ bút em viết vể ông nội và nhà ở Ngơ gạch) . Anh Bút lúc đó đang học trường Bưởi sắp ra trường . Khi cả nhà dọn xuống Bạch Mai th́ anh không ở với ông nội nữa mà dọn ra ở với anh Yến và vài người bạn khác, em nhớ có hai người là em của anh Yến.

 Sau ngày nổ súng, khi  anh Bút về Bạch Mai với anh Mạc và anh Nghiên th́ em có gặp anh Yến một lần về làng Vồi thăm bố mẹ em và em, thay anh Bút, em ngồi với anh Yến một lúc lâu mà chẳng biết nói ǵ. Anh ấy mang về cho em một hộp sữa và chỉ nói rằng anh Bút có một cái xe đạp Pơ dô cho em bảo qua Tết tây anh sẽ mang vể tận tay cho em. Em không biết anh Yến c̣n sống hay chết, có thể nếu em của anh ấy hay là con cháu của anh ấy mà đọc đựoc những gịng anh viết sau này mà t́m đến th́ thật   hạnh phúc cho em.

Nhà Yên Phụ là nhà cuối cùng em biết của anh Bút và các bạn của anh ấy. Nhà kiểu như làm ở những khu trên bờ biển có mành mành tre và có nhiều cột gỗ, ngay giữa nhà các anh dựng một cái cột lớn với nhiểu giây rợ và xà lớn xà nhỏ, có đủ thứ dụng cụ để tập thể thao. Nấu ăn ở ngay ngoài hàng hiên, ngồi ở dưới đất và ăn như ở nhà quê.  Lâu lâu một lần chị Lễ và em đi tầu điện lên Yên Phụ thăm các anh , anh Bút thường để hết cả thời gian đó chơi với em và đưa em đi thuyền trên Quảng bá. Các anh đi chợ về và phụ chị Lễ nấu cơm, có một hôm anh ǵ, em anh Yến nhất định đ̣i bỏ đường vào nồi cơm đang sôi, chị Lễ không cho, làm em cười quá.

Anh Bút không về ở Bạch Mai ngày nào cả có thể là v́ anh học ở trường Bưởi quá xa. Cũng có thể là anh không hợp với bố, hay là v́ từ nhỏ không ở với bố mẹ,  cũng có thể là v́ ảnh hưởng của ông nội, ông nội  kỷ luật và tôn trọng tự do và dân chủ tuyệt đối trong khi bố em đă theo “Tây” nên có vẻ phóng túng và “ăn chơi” . Bố hồi đó tuy theo mới mà c̣n phong kiến  trong khi ông nội cổ giả mà lại b́nh đẳng và  dân chủ tối đa.

.Sau năm 1940 bố thay đổi hẳn, nhưng đấy lại là một câu chuyện khác. Năm 1948 bố mẹ đưa 3 chị em trở về Hànội, thấy các bạn cũ đi học Lít-sê em thèm quá nhưng bố lờ đi không đi xin học hộ. Em đâu có biết v́ lẽ ǵ , ngu quá nhỉ. Măi măi về sau có ông chú thương t́nh mới dắt đi.  Cũng từ đó bố không bao giờ đi làm lại nữa chỉ ngồi trên gác viết lách và hút thuốc phiện một ḿnh.

Trở lại với anh Bút: trong khi gia đ́nh ở Bạch mai, thỉnh thoảng anh mới về thăm nhà, có khi ở lại vài hôm, có khi tối mịt anh mới về rồi lại hối  hả đi ngay. Anh đặc biệt lắm. Sự có mặt của anh trong nhà đem lại một cảm tưởng rất vững chăi, rất chu đáo, một cái ǵ có thể tin tưởng được, không nhầm. Sau này, có những ngày em vơ giữa một biển người lạ, h́nh ảnh của anh Bút đă là ngọn hải đăng cho em, t́m đường khôn lớn, nên người để sống không thẹn với ḿnh, với tổ tiên.

Anh Bút hơn em một giáp đúng 12 năm không trệch một ngày v́ hai anh em cùng sinh một ngày một tháng một năm. Các cụ nói là hai tuổi hợp nhau lắm. Nếu thật như thế th́ cái tai họa lớn nhất trong đời em là sự ra đi của anh. Anh c̣n sống mà hai anh em đă ở xa nhau rồi. Nhưng những buổi anh về thăm là thiên đường của hai anh em. Có khi trời đă tối mịt em c̣n chơi nhảy giây ḷ c̣ ở ngoài cửa, có khi ở bên lối đi vào Học Xá. Anh Bút về là phải chạy đi t́m em, hai anh em dắt nhau vào đi rửa chân tay thay quần áo và lấy nước thuốc rửa mắt.. Không bao giờ anh  quên hỏi: “Tú ơi hôm nay đă rửa mắt chưa thế?” Rồi dắt em lên gác cho em đi ngủ . Sáng mai dậy th́ anh đă đi mất rồi. Cho nên t́nh anh em sâu nặng như thế mà vẫn như một giấc mơ thôi. Và nhẹ như mây trời. Khi anh ở nhà, các chị thường hỏi anh trước khi ra đường : Được không hả? Nếu anh bảo phải thay kiểu tóc hay mầu áo là các chị nghe ngay. Em thấy anh giống ông nội nhất là cái trung thực và hy sinh cho người khác, mặc  dầu sự hy sinh có dạng khác nhau. Anh cũng lo lấy một ḿnh không bao giờ xin, hỏi  tiền bố mẹ hay các em.

Anh vào Đại Học học Luật v́ hồi đó có ông Phan Anh là mẫu người lư tưởng của anh. Anh sẽ làm luật sư để bênh vực cho người nghèo thôi , anh nói vậy . Em chẳng hiểu ǵ nhưng linh cảm là một cái ǵ rất thiêng liêng trong ḷng anh. Anh nói những chuyện về cái  nghèo mà trong sạch của ông Phan Anh như bà ấy đi sanh vào mùa đông mà không có đủ chăn ấm để đắp. v.v...

Khi sống ba anh Bút Nghiên Mạc không có liên hệ mật thiết với nhau lắm đâu, Mỗi người một tánh mỗi người một lối đi., mặc dầu anh Bút có đứng xa trông chừng và răn dậy nhẹ nhàng, mặc dầu anh Nghiên có lên Yên Phụ hỏi han ư kiến này nọ, mặc dầu anh Mạc có “ham chơi” nhưng cũng nể mặt hai ông anh một tư. Ba người ba phía, thế mà đến lúc cuối cùng về họp với nhau để đi chung một lối, em thấy việc này mầu nhiệm quá. Đêm hôm nổ súng, bố sách cái điếu, mẹ và ba chị em mỗi người vài cái quần áo chạy vào Học xá rồi theo người ta đi luôn. Ra khỏi Ngă tư Trung Hiền, Tự vệ bắt lại bảo hai chị phải ở lại không được đi. Bố quát lên ba đứa con trai tôi ở cả trong đó rồi, phải cho con gái tôi đi nó giúp tôi chứ. Một tuần sau chị Lễ về để lấy chút đồ vặt , họ lại không cho vào khu chiến đấu, phải nhờ gọi các anh ra nhận diện.

2 năm sau, khi về “tề”, có anh hàng bông đưa đường vào Học xá chỉ chỗ hai anh  Bút Nghiên thắt cổ tự vẫn trước khi Tây vào. Anh có nhớ anh “hàng Bông” thuê căn nhà trệt của nhà ta ngày trước mẹ em bán nước mắm đó không? Anh Hàng Bông ở lại với “các cậu” để trông nom các cậu cho mẹ em yên trí ra đi. Mẹ vẫn cố không tin là các anh đă hy sinh. Chắc bị tây bắt rồi, đến khi vào vùng tề, không thấy có các anh trong tù, mẹ lại bảo chúng nó đi Trung quốc hay đi sang Liên sô rồi.

Nếu anh hỏi em anh Bút là ǵ nơi em th́ em xin trả lời thế này thôi: Anh Bút là tiếng cười khanh khách của con bé 4 tuổi những ngày hè ở Vinh khi anh  Bút về thăm gia đ́nh.  Là cái hả hê, cái sung sướng, cái tṛn đầy trong tiếng cười ấy khi hai anh em chơi đuổi bắt nhau trong nhà, nhẩy cả lên bàn ghế hay chơi đi trốn t́m với nhau trong sân. Có khi hai anh em giả vờ làm ăn trộm lên gác ăn cắp  long nhăn của mẹ... bất cứ tṛ chơi ǵ mà làm em cười lên khanh khách được.

Tiếng cười này cứ theo em trong suốt cuộc đời, làm mẫu mực cho hạnh phúc thầm kín trong ḷng .

Và h́nh ảnh anh Bút đă gắn liền với tiếng cười ấy như  một h́nh ảnh thánh thiện và trong sạch, sống v́ một lư tưởng vị tha và tự kỷ luật đến khắt khe.

Em nói anh Bút sống hy sinh cho người khác và tự kỷ luật là v́ em nghe lỏm được chuyện t́nh có lẽ độc nhất của anh.  Một người bạn gái của chị Viết là con “bác Đốc T. “ ở xa . Mỗi năm bác Đốc về nhà em chơi cả mấy tuần, bác thường mua cả dăy ghế hạng nhất bên rạp Lạc thành Đài , cả tuần như thế cả nhà đi xem đến chán chê.  Cô con gái đầu của bác vừa đẹp lại vừa ngoan, người con gái thời Tự Lực văn đoàn? Chị Lễ th́ bảo chị  Ph. yêu anh Bút đấy chứ anh Bút có yêu chị ấy đâu, anh ấy cứ lơ tơ mơ thế, chị Lễ bảo em, lại mới bảo em sáng nay nữa. Hồi ấy em c̣n bé lắm nhưng trực giác của em không bé đâu. Vả lại cái ǵ về anh Bút th́ em rành lắm. Không thể nào anh không yêu chị Ph. được. Em biết có nhiều lần anh đi Mạo Khê thăm gia đ́nh bác Đốc T. và ỏ lại đến mấy ngày trên đó. Rồi cả nhà thầm th́... nhỏ to... Chị Lễ không bao giờ để ư đến chuyện t́nh cảm của ai cả, t́nh cảm đối với chị như gió vào nhà trống, bạn em gọi chị là bà Lờ, có đứa gọi chị là bà Phật.

Em th́ thề là chi Ph. có yêu anh Bút và anh Bút có yêu chị Ph. Trong khi đó ai cũng biết có anh Nam nữa. Anh Nam là kỹ sư đă ra trường, ăn ngày ở đêm trên M.Khê, và đang mối manh xin cưới chị Ph. Sau một thời gian chị Ph. buồn, và anh Bút buồn th́ em thấy chị Ph. đi lấy anh Nam đẻ ra một cháu bé gái.

Cô bé này lớn lên lấy con một người bạn chung của cả chị Ph. và chị Viết.  Em về Hànội chơi năm 1998 t́m về hàng Đậu thăm chị bạn của chị Viết và cũng là mẹ chồng của con gái chị Ph. và anh Nam.  Người đàn bà ngồi bán măng miến và đồ thực phẩm khô kia có giáng tuy lam lũ mà c̣n đẹp lắm, giống in như mẹ nó, người yêu của anh Bút em. Nó thấy chị Lễ mừng quá ríu rít vừa cân mỡ cho khách hàng vừa trả lời này nọ. Em hỏi thăm gia đ́nh cháu và không khỏi nghĩ thầm: “ Con ơi, mày có thể là cháu gọi cô bằng cô ruột đấy con ạ, mày có biết không ?”

Em thèm được ôm lấy nó mà khóc quá anh ạ, tủi thân như một đứa trẻ mồ côi.

70 tuổi vẫn c̣n mồ côi.

 


 
JennyHoang
 
21-8-2000