Tri
Tuc va Dan Van-
J.H.
Nhiều người rất thích câu Tri túc và câu
Tùy duyên. Mà cái nết làm dân vận " bị điều kiện hóa" từ buổi thiếu thời chưa
nhìn rõ nên chưa bỏ được, không phải vì nó xấu mà bỏ, chỉ vì nó không còn có ích
cho cái tri túc của mình thôi. Vì chưa nhìn ra nó nên rất nhiều khi họ tự mâu thuẫn có hại cho công trình tu
tập để có hạnh phúc nhất là trong tuổi già.
Ta lấy thí dụ:
Một mặt ta thích câu Tri túc, một mặt ta
định nghĩa "dân vận" là 'khai thác cái có thể" Suy nghĩ kỹ, thấy hai điều này
chống nhau về đủ mọi phương diện.
Muốn tri túc thì phải bỏ hết so sánh và
mong cầu, bỏ suy tính về quá khứ và tương lai, bỏ hơn kém, tranh đua, cố chấp,
tạo tác ( không phải chỉ có trên bình diện vật chất) Còn nhiều nữa nhưng tới đâu
nhớ tới đó thôi. Vì Tri túc ý nghĩa như thế nên chỉ có người già khi đã hết bổn
phận với gia đình và xã hội rồi thì mới "bỏ" được, mà bỏ thì an hưởng được cái
kết quả của Tri túc.
Một mặt khác ta không thể bỏ được dân
vận, là một hình thức chỉ có ích lợi trên môi trường chính trị, kinh tế, tài
chánh, hay thương mại, khi ngồi trên bàn tròn thương thuyết để dành lợi hại cho
phe mình, mà không dùng bạo động. Chính trị gia cần phiếu, kinh tế gia cần thị trường, đi buôn muốn thêm lời, cán
bộ cần có người theo, người này muốn có quyền thế hơn người kia, kể cả bố mẹ và
con cái... Người như chúng ta cần gì ? ngoài cái "tri túc"với hiện tại? Chỉ cần
hiểu là cái có thể chưa phải là
hiện tại. Làm sao tri túc được nếu
không biết cái mình có bây giờ ở đây là gì?
Khi nói có thể ngày mai tôi đi chợ thì
cũng có nghĩa là ngày mai có thể tôi không đi chợ Do đó cái có thể không phải là sự thật
sẽ xẩy ra mà chỉ có thể...
Còn nữa khi ta nói câu tuỳ duyên mà lại dùng
nghệ thuật "dân vận" cũng mâu thuẫn. Tuỳ duyên tức là thái độ an nhiên tự tại
chờ hoặc duyên ngoại tại tới hoặc lắng lòng tạo duyên nội tại lên. Duyên nội tại
phải từ tâm thiện không phải từ nghệ thuật dân vận là hình thức. Chờ duyên cần
tỉnh thức có mặt ở hiện tại 100% không ngưng nghỉ còn dân vận tính toán trong
tương lai, cái gì mình muốn, cái gì có thể được, tất cả hướng về tương lai chưa
đến. Dân vận không có an nhiên tự tại, được cũng khổ, không được cũng khổ. Tại
sao? vì nếu được thì lại tiếp tục muốn thêm... nhưng có ai muốn gì cũng mãi mãi
được không?
Dưới đây là một bản vẽ giản dị dễ xem về
con người. Thật ra con người ta rất giản dị, nhìn thấy liền, chỉ tại chưa quen
cứ đi tìm cái rắc rối như trong những phim cinê xã hội. Trong những phim ấy ít
có ngưòi lành mạnh về tinh thần lắm.
Hãy tưởng tượng 5 hình tròn đồng tâm
điểm ta tạm cho số:
Vòng nhỏ nhất số1= phần vật chất = bản
năng sống còn = cần ăn, mặc, ngủ, thở, nghỉ ngơi và đi toa
lét.
Vòng tròn thứ hai -2= phần sinh lý= bản
năng sinh tồn= cần có nam /nữ cần có con cái.
Phần hai bao gồm cả phần một vả
hai.
Vòng 3= phần tâm
lý:
a)
lý trí=
cần kiến thức và luận lý thuộc về não
b)
tình cảm=
cần yêu thương và được chấp nhận thuộc về tâm
Vòng 3 này mang lại tất cả những gì là
văn minh, là tiến bộ của thế gian, kiến thức khoa học và nghệ thuật cũng như
những gì đã gây ra chiến tranh và sự khổ đau của con
người.
Vòng ba gồm cả vòng một và vòng hai, tuy
nhiên một và hai không còn là phần quan trọng như trước.
Vòng 4= phần tinh thần= cần biết mình từ
đâu đến và đi đâu? Cần tôn giáo, thần học, suy tư, quán tưởng. con người bắt đầu
những câu hỏi mà mình và người khác không có câu trả lời. Tuy nhiên chúng ta
không vì thế mà không tiếp tục những suy tư vô vị lợi và có những cố gắng đi
tìm.
5= phần tâm linh= không cần gì cả. Phi
tưởng, siêu tôn giáo, phi ngôn từ . Có Yên
lặng tuyệt đối, trực giác tiếp nhận sự thực.
Sự thật chúng ta chưa có kinh nghiệm
này. Và đây chỉ là một lối đi trong lý tưởng. Khi lên tới vòng 5 thì cả 5 vòng
tròn dường như được khép kín lại làm một để cho con người trọn vẹn trong sáng
hoàn toàn.
Chú ý:
Phần 2 gồm cả 1+2
Phần 3 gồm có 1+2+3 = thời kỳ son trẻ của con người
đấu tranh vật lộn với đời.
Phần 4 gồm có 1+2+3+4 = thời kỳ nhàn nhã : cần sống thành thật với mình với người. Cần quán tri túc, xin nhớ chúng ta vẫn
có phần 1,2,3, ở trong.
Phần 5 gồm có
1+2+3+4+5 = con người thánh
thiện toàn diện ( xin nhớ là vẫn có phần
1,2,3,4, chỉ có cái là không
có khổ đau vì những cái ấy thôi. Vì sao ,vì đã làm chủ được chúng, tức đã tri
túc.)
Khi không biết tri túc sẽ bị ngoại giới
làm chủ. Ngoại giới thì biến hiện không chừng vì theo duyên mà sinh diệt, theo
nghiệp mà luân lao, nếu mình bị nó làm chủ thì khác chi ngụp lặn trong sóng gió
bão táp không có lối thoát?
Jenny Hoang