Hinh thuc va Noi dung

 

Nội dung có thể là một tư tưởng hay một tình cảm như ước nguyện của một ông phóng viên nhà báo nọ, nội dung cũng có thể là một sự sự việc việc, những gì đã xẩy ra trong bài tường thuật ấy của ông ta. Có khi hình thức phản ảnh trung thực nội dung , khi đó thực tế được trình bầy thông suốt êm ả.

Ông phóng viên có công tâm lại khiêm tốn, câu chuyện lại hấp dẫn hợp thời hợp cảnh, nay ông lại có tài  phát biểu làm người đọc thoái mái cảm thấy nhẹ nhàng vì thứ tự dàn bài nghiêm chỉnh và lời lẽ xây dựng một cách rất khách quan của ông. Đây là thí dụ của một ván bài chơi đông mà không có kẻ "thua”, chỉ toàn là người "được".

Có lúc nội dung và hình thức khủng khiểng gây nội chiến, vì một lý do nào đó. Chuyện thì hay mà viết ra thì lủng ca lủng củng, chữ tác đáng chữ tộ,   đọc thấy mệt. Tâm linh của mọi người liên hệ tức khắc bị rối reng, u mờ.

Một cặp vợ chồng trai tài gái sắc lại giầu có, ở ngoài trông vào thì đẹp đôi lắm nhưng có ai biết đấy chỉ là bề ngoài tức là hình thức thôi. Bề trong, ông nói gà bà nói vịt, không ai nhịn ai, không ai thương ai, sự đổ vỡ khó lòng mà tránh được. Nội dung đã bắt đầu vô duyên thì hình thức dù đẹp cách mấy cũng cũng bị ảnh hưởng vậy.

Nếu nội dung không có (hay mập mờ) mà chỉ bận tâm để sửa sang hình thức, trong trường hợp đó người Việt Nam  dùng chữ "quê" để phê bình nhau, có phải không?

Nội dung có rồi thì hình thức sẽ từ đó mà đúng thời đúng lúc, tự ứng hiện. Tôi tin tưởng là một nội dung đúng chân lý sẽ có một hình thức êm đẹp, đúng chân lý nghĩa là không vị kỷ và hại người, hại vật và hại môi trường sống, vì đã tôn trọng muôn loài và sự tự do tìm hạnh phúc của họ.

Còn uốn nắn hình thức là còn không tin ở nội dung, và cũng vô ích nữa vì cái dân vận của mình không hẳn là bao giờ cũng đạt mục đích cả.

Trong một bài khác tôi đã bàn về dân vận, về mặt trái của nó thôi, khi dân vận mà  không có trí tuệ sắc bén và lòng từ bi mênh mông soi sáng. Trí tuệ và lòng từ bi không phải có công ngồi chờ mà nó tự đến, cũng không phải nhờ cầu xin lạy lục ai mà được cả. Trí tuệ và lòng Từ bi nẩy sinh từ một công trình quán sát bền bỉ và tinh vi  với  một  suy tư lành mạnh, tâm không bị chi phối bởi một hình thức bức xúc tâm lý, hay áp lực xã hội, chính trị nào.

Thí dụ:

Người thấy mình khoẻ mạnh sạch sẽ và tinh thần trong sạch ngay thẳng tinh tươm rồi, thì chẳng muốn áp đặt ai hay cần trang điểm phấn son hay lo chưng diện quần áo đắt tiền, hoặc giả họ có làm thì là muốn làm chơi với đời cho vui thôi như trẻ con chơi đánh bi hay người lớn ngồi xem đá banh vậy. Có người không chơi trò phấn son ấy thì chơi trò khác như chơi thể thao, tập thể dục, đọc sách, làm thơ, chơi nhạc hay viết lách. Có người thích bạn bè càng đông càng vui, thích khách khứa ra vào sầm uất, có người chẳng cần thù tạc vãng lai vớ vẩn, ai biết mình, hợp thì chơi không thì chơi một mình. Kết luận: hình thức sẽ hiện ra rất hợp thời hợp cảnh cho mỗi người đã biết mình có lập trường sống và không sợ sống: những người chủ trương điều khiển cuộc đời mình song song với những điều kiện thiên nhiên của vũ trụ.

Một vài điều kiện thiên nhiên của vũ trụ là: 

1-     Sự đổi thay vô thường của các hiện tượng vật lý và tâm lý. 

2-     Bản tâm rất thiện của con người chỉ mong có hạnh phúc và chia sẻ.

3-     Sự tương đối của vòng không gian và thời gian tâm linh xoay vần với luật "nhân quả" trong đó con người không sao thoát ra khỏi

Đó là những luật lệ vũ trụ "bất biến", điều  khiển con người và muôn vật,  tuy nhiên với sự tỉnh thức và nguyện lực sống tuỳ thuận với những chân lý đó và sống hợp với nó, mục đích "thành nhân" có thể đạt được và từ đó sống vui, sống khoẻ, và sống có ích không khó.

Trong khi "hình thức có sẵn" rất cần để làm khuôn vàng thước ngọc cho những người mới vào đời chưa có kinh nghiệm xông pha một mình mà gặp phải  khó khăn mới... thì có trường hợp không tiền khoáng hậu của những người như các tướng lãnh ngoài chiến trường, người lái máy bay trong giống tố bất ngờ, hay người lái tầu đi ngoài biển bị bão, luật sư trong toà, bác sĩ, người cứu thương, bố mẹ trong công trình nuôi dạy con cái, cả thầy giáo, thợ chuyên môn, người tình, thiền sinh, người tu hành đôi khi đã không ngần ngại gạt bỏ những hình thức mẫu mực để hành động bất chấp lề luật, có khi phải khiển trách về giới luật cũng ráng chịu. Đó là trường hợp dám tiền trảm hậu tấu của Bao Tướng công, và những quyết định đặc thù của Đại TướngVõ Nguyên Giáp tại mặt trận Diện Biện Phủ, đó là hành động từ bi của vị Ysĩ khi ra lệnh rút ống dưỡng khí và thức ăn của một bệnh nhân. Đó là chuyện một sĩ quan nhỏ dám làm trái lại lệnh của cấp trên ban xuống do một Trung tướng oai nghi quyền thế đương thời. Anh phải ra Toà án Quân sự về việc này nhưng cuối cùng được trắng án vì vị Tướng kia tuy đúng ở phần hình thức mà trong trường hợp trên đã có thể làm hại cho rất nhiều dân vô tội. Đôi khi, chỉ có người trong cuộc mới có được quyết định đứng đắn. Nếu may mắn có ánh sáng của trí tuệ tuyệt đối và lòng từ bi chiếu soi thì họ không sợ hậu quả của  hình thức. Hình thức thường là do "tổ chức xã hội" đặt ra để giúp dân sống chung hoà bình trong một trật tự cố định, hình thức kiểu này thì đổi thay tuỳ cộng đồng, tuỳ thời gian, địa điểm vật chất, thường là theo quy luật "dân vận". Sau khi  hình thức đã được thể hiện ra để thành tựu một mục đích nào đó, thì nó không còn lý do tồn tại khi mục đích đã đạt, hay đã bỏ. Do đó, hình thức phải uyển chuyển thay đổi để phù hợp với  mức thăng tiến của con người và xã hội.

Có người cần bằng cấp để ra làm việc, khi họ phải nuôi thân, nuôi vợ con và gia đình, cũng có khi vì muốn hơn người, trong lãnh vực quyền thế, hay danh vọng. Có người chỉ cần học để hiểu biết cho riêng cho mình, người thứ nhất cần trau dồi hình thức bằng cấp, người thứ hai thì sau khi học hết cấp rồi, bỏ luôn bằng cũng không thiệt hại hay sợ mang tíếng là dại dột gì. Vì rằng:

 Sau khi người đó học được kinh nghiệm của những người khác qua từ chương, thì tự động bắt đầu áp dụng vào những trường hợp cụ thể cho mình và có được kinh nghệm bản thân. Dùng những kinh nghiệm bản thân đó mà liệu gió phất cờ, không phải dựa vào sách vở nữa mà theo kinh nghiệm và suy tư của mình tự tìm ra lời giải cho mình trong trường hợp riêng độc đáo của mình. Thành công cũng là cái chắc đấy. Một thí dụ nữa cho ván bài mà không có người thua, ai cũng "ù" cả.

Trường hợp khác: Như tuổi trẻ nam nữ thương nhau khi lấy nhau để có con cái cần phải có giấy giá thú và đám cưới. Giấy giá thú và đám cưới là những hình thức xã hội để buộc họ vào với nhau, tại sao phải buộc họ lại? để bảo vệ cho những đứa trẻ sinh ra là thành viên của xã hội. Để tránh bệnh tật truyền nhiễm vì đi "bắt sâu" lung tung có hại cho xã hội,  nên xã hội cần kiểm soát chặt chẽ. Và vì kinh tế nữa. Trong một gia đình chồng hay vợ có bổn phận nuôi con không được bỏ con đói rét lang thang ăn mày đầu đường xó chợ, xã hội mà phải chịu gánh vác tệ hại này thì quá nặng nề. Nếu có đám cưới, trách nhiệm trở về cho hai đại gia đình bố mẹ ở những nước như nước mình, và hai đương sự ở những nước Au Mỹ. Xã hội có thể vin vào hình thức đó để dùng quyền thưởng phạt như trọng tài.

Còn trong một trường hợp mà 2 người không có con, hay không phải nuôi con, họ có khả năng độc lập về tài chánh kinh tế, hai người không có bổn phận gì khác với ai trong xã hội nữa thì hình thức đám cưới không có lý do hiện hữu (đây ta chỉ nói đến hình thức đám cưới thôi). Muốn đặt tên liên hệ đó là gì cũng được, muốn liên hoan cách nào tuỳ ý, xã hội kiểm soát cũng bằng thừa. Thành viên của xã hội nói gì chỉ phí nước bọt của họ thôi. Vì những người này dường như đã ra khỏi không nhiều thì ít, vòng cương toả của cuộc sống "gia đình con ve ve" tập thể rồi. Đi ăn uống nếu dư tiền, đi chơi với nhau nếu thích và có sức khoẻ, ở với nhau nếu không có vấn đề gì khác, nếu không ngáy to quá và  nếu sinh hoạt không đụng đến hoà bình của cộng đồng. Luật pháp và  bà con không có gì để bàn vào đấy cả. Trách nhiệm từ trong tâm mà ra. Tự điều khiển lấy cho lợi mình lợi người không cần ai bảo nữa. Đấy là trường hợp khi đã đủ lớn khôn không còn cần đến sự giám sát của những hình thức xã hội. Hình thức xã hội là của con người đặt ra để giám sát và bảo vệ an toàn cho nhau, cho những người còn cần sợi giây chăng hai bên lối đi để khỏi loạng choạng đi vào bãi cỏ. Còn người đã đi quen quá rồi cần gì phải có sợi giây nữa.

 Có những hình thức kỷ luật cần phải ghi tâm để theo một cách tuyệt đối như khi lái xe phải theo đèn và bảng chỉ, khi cần giúp đỡ những người và vật trong cơn hiểm nghèo, phải theo đúng tiêu chuẩn v.v..  Sống với nội tâm, khi nào cần kỷ luật con người có thể tự đặt ra kỷ luật để theo, kỷ luật tự đặt ra dù có chặt chẽ cách mấy cũng vẫn dễ theo  hơn ai hết. Về mặt tỉnh thức tâm linh, thí dụ không chê người trách ta, không có phản ứng loạn xạ. Về mặt giữ gìn sức khỏe, thí dụ không "hút thuốc lá", không "uống rượu", trái lại "ăn uống thanh đạm, nhẹ nhàng nhưng đầy đủ".

Những hình thức tự mình đặt ra cho mình theo, khi đạt được mục đích rồi thì không cần hình thức đó nữa. Hình thức thay đổi để thuận với cuộc sống của mình. Tự do chọn hình thức, tuỳ duyên sáng tác cuộc đời mình là thế đó. Tự do đổi hình thức: những nước tiến triển nhanh là những nước mà ngành lập pháp của họ rất mạnh và người dân trực tiếp có tiếng nói trong đó. Tổng thống cũng phải sợ.

Dân Mỹ có câu đầu lưỡi :" Observe the Laws and Regulations in order to change them" dịch tạm là: " Thực tập va tôn trọng luật lệ đi để biết mà thay đổi chúng"

Trở lại vấn đề hình thức hay nội dung. Để làm sáng tỏ thêm vấn đề ấy tôi thấy dường như ta lại được đưa về 2 sự chọn lựa căn bản: làm một người tốt  (nội dung) hay là làm một người có những việc làm tốt (hình thức)? Mới nghe thì thấy hai người giống y trang nhau, nhưng nhìn kỹ thì không phải. Một người không sáng suốt lắm cũng có thể có những hành động tốt nếu được giáo hóa, uốn nắn kỹ (hay điều kiện hoá) để làm những việc ấy như một cái máy. Cũng có người làm lành vì sợ phải tội, do mặc cảm tội lỗi. Còn người tốt thì khó mà không làm việc tốt được, làm khác thì ăn không ngon ngủ không yên, thì có cái cảm tưởng như mình đi lạc đường, mình mất mình, sống không vui được. Vì một khi đã trở về với cái tánh thiện là gia tài của chung rồi, khi đã một lần lội trong "ao ta" rồi, quen thuộc như "ta với ao là một" vậy, thì "cái tốt" thành một cá tính tự nhiên, và hành động tốt là một phản ứng tự động không thể xẩy ra khác được. Do đó mà có khinh an tự tại. Bỗng dưng mà bảo cái óc đi học thêm môn "khinh an tự tại" thì không được, hay tu hành làm sao cho có vẻ đạo mạo hợp với tư cách một vị tôn sư có chữ "khinh an tự tại" in trên trán cũng không xong.

 Kết luận chúng ta thiết tưởng phải lo chau dồi phần nội dung trước tức là phần tu tâm, làm một người tốt trước đã rồi sau đó cứ thế, nhìn con đường trước mắt mà đi.

Nhiều người tưởng là cứ bắt thân khẩu ý mình làm tốt là sẽ thành người tốt.. Như là có được một cái hình thức bề ngoài, có vợ đẹp con khôn, ô tô nhà lầu là tự nhiên có hạnh phúc. Thực ra sang giầu chỉ là một phần của biểu tượng hạnh phúc, người nghèo mà có an tâm, tức có tri túc cũng có hạnh phúc vậy. Có an tâm và có tri túc tức là  phần nội dung đã viên mãn thì ở đâu hay sở hữu ít nhiều gì cũng vẫn có hạnh phúc.

                     

                                           JennyHoang

                                         7-2001